Nga thách thức sự thống trị của Mỹ trong không gian - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nga thách thức sự thống trị của Mỹ trong không gian
Theo như sự gia tăng của các hành động gây hấn từ phía Nga trong những tháng gần đây, khiến Mỹ “chột dạ” với việc phóng thành công vệ tinh mang tên “Cosmos 2543”, có khả năng phóng vào không gian hai vệ tinh nhỏ khác, một loại “búp bê Nga”, sau khi cuộc chiến ở Ukraina đă khơi dậy lại sự cạnh tranh giữa hai cường quốc vũ trụ Nga-Mỹ.

Ảnh minh họa : Tên lửa Soyuz của Nga được phóng lên trạm không gian quốc tế từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, ngày 23/03/2024. AP - Bill Ingalls

Trong lúc quân đội Nga tiếp tục giành được ưu thế trên mặt trận Ukraina, có một lĩnh vực khác mà Matxcơva dường như đang dốc sức đầu tư trong nhiều tháng qua nhằm gây bất ổn cho Washington, đồng minh quân sự chính của Kiev, đó là không gian. Trong lĩnh vực then chốt này, căng thẳng giữa hai nước đang tích tụ. Gần đây nhất là sự kiện được phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder công bố ngày 22/05, đó là Nga đă triển khai “vũ khí không gian trên cùng quỹ đạo với vệ tinh của chính phủ Mỹ”.

Tướng Ryder tuyên bố : “Nga đă phóng một vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp mà chúng tôi tin là vũ khí không gian có khả năng tấn công các vệ tinh khác trong cùng quỹ đạo.” Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đă từ chối b́nh luận về cáo buộc nói trên và cho biết Nga hành động “hoàn toàn tuân theo luật pháp quốc tế”. Đối với các chuyên gia, cạnh tranh trong lĩnh vực không gian quân sự giữa Matxcơva và Washington đang tái diễn.

Tướng Michel Friedling, chỉ huy bộ tư lệnh không gian của quân đội Pháp từ năm 2019 đến năm 2022, cho biết : “Trong những năm gần đây, tại các cuộc họp giữa những quan chức quân sự vũ trụ, Trung Quốc luôn là mối bận tâm chính và Nga dường như đă hụt hơi. Nhưng trong thời gian gần đây, Matxcơva đă trở lại mạnh mẽ và điều này càng được thấy rơ cho đến tận bây giờ.”

“Mèo vờn chuột”

Matxcơva đă nắm vững hầu hết công nghệ vũ khí chống vệ tinh kể từ những năm 1960 và 1970, khi sự cạnh tranh với Washington trong lĩnh vực không gian lên đến đỉnh điểm. Với sự sụp đổ của Liên Xô, các chương tŕnh này đă bị gác lại. Tuy nhiên, kể từ năm 2014 khi sáp nhập Crimée và bắt đầu cuộc chiến ở Donbass, Nga đă kích hoạt trở lại những chương tŕnh này và tăng cường phát triển vũ khí chống vệ tinh. Theo tướng Friedling, vốn không mang lại kết quả, những sáng kiến ​​này cuối cùng đă lấy lại uy tín vào những năm 2019-2020 và kể từ đó, Nga liên tục chơi tṛ “mèo vờn chuột” với Mỹ.

Tháng 12/2019, lần đầu tiên Matxcơva khiến Washington “chột dạ” với việc phóng thành công vệ tinh mang tên “Cosmos 2543”, có khả năng phóng vào không gian hai vệ tinh nhỏ khác, một loại “búp bê Nga”, theo cách gọi của các chuyên gia. Sáng kiến ​​này trái với các quy tắc trong lĩnh vực không gian, bởi v́ để ngăn chặn các vật thể va chạm, các quốc gia trước tiên phải thông báo với tổng thư kư Liên Hiệp Quốc bất kỳ vật thể nào mà nước đó dự định đưa vào quỹ đạo. Theo Lầu Năm Góc, vài tháng sau, vào tháng 06/2020, chính chiếc “Cosmos 2543” này đă phóng một “ngư lôi” vào không gian, trong khi hoạt động bắn chống vệ tinh theo truyền thống được thực hiện từ mặt đất.

Matxcơva đă gia tăng các hành động gây hấn trong giai đoạn 2021-2022. Tháng 11/2021, 3 tháng trước cuộc xâm lược Ukraina vào tháng 02/2022, Nga đă thực hiện - như những ǵ họ có thể làm vào những năm 1960 - một cuộc tấn công chống vệ tinh ngoạn mục nhắm vào một trong những thiết bị cũ của họ, và cuộc diễn tập này đă tạo ra nhiều mảnh vỡ trong không gian. Tháng 08/2022, lần đầu tiên Nga đưa một vệ tinh “thanh tra” vào quỹ đạo, để thực hiện hoạt động gián điệp, lên đúng đường bay của một vệ tinh giám sát thế hệ mới nhất của Mỹ (USA 326), được phóng lên vài ngày trước khi nổ ra chiến tranh Ukraina.

Hoạt động gây nhiễu

Việc Lầu Năm Góc hôm 22/05 công khai tố cáo việc Nga lắp đặt một vệ tinh có khả năng vừa do thám vừa tấn công, trên cùng quỹ đạo với vệ tinh Mỹ, đánh dấu bước leo thang căng thẳng mới. Theo Washington, vệ tinh “Cosmos 2576” được phóng lên không gian ngày 16/05 bằng tên lửa Soyuz, cất cánh từ căn cứ Plesetsk, nằm cách Matxcơva 800 km về phía Bắc. Vụ phóng chưa từng có này đi kèm với việc Nga triển khai 9 vệ tinh giám sát “dân sự” khác, một kiểu hoạt động gây nhiễu mà Hoa Kỳ đă quen thuộc, nhưng Nga th́ không.

Những sự kiện này diễn ra cùng thời điểm với một trận chiến khác cũ hơn, liên quan đến việc điều tiết không gian, với một t́nh tiết mới. Ngày 20/05, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă bác bỏ dự thảo nghị quyết của Nga chống lại việc “quân sự hóa không gian”. Cuối tháng 4, chính Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết khác do Mỹ và Nhật Bản ủng hộ, kêu gọi “không phát triển vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác” ngoài vũ trụ. Dự thảo này được đưa ra sau khi Nhà Trắng vào tháng 2 công khai bày tỏ lo ngại về một dự án phát triển vũ khí không gian của Nga có thể khiến các vệ tinh của Mỹ ngừng hoạt động thông qua bức xạ hạt nhân.

Isabelle Sourbès-Verger, nhà địa lư và giám đốc nghiên cứu về không gian tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS), giải thích : “Trong lĩnh vực không gian, giờ đây rất khó để xác định một cách chắc chắn về khả năng của mỗi bên, nhưng có một điều chắc chắn là cả hai bên đều đạo đức giả.” Bà Sourbès-Verger nhắc lại rằng kể từ cuộc chạy đua lên vũ trụ vào những năm 1960, Hoa Kỳ trên thực tế đă đạt được ưu thế về công nghệ và là nơi khởi nguồn của “phần lớn hoạt động” trong lĩnh vực này, phục vụ cả mục đích quân sự lẫn dân sự. Hoa Kỳ đă làm chủ được kỹ thuật bắn chống vệ tinh từ năm 1959 và lần cuối thực hiện điều này vào năm 2008.

Đại úy Béatrice Hainaut thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược của trường quân sự ở Paris nhận định rằng chính v́ mục đích phát triển “các dự án kiểu tấn công” trong không gian, vốn chưa bao giờ được nêu chi tiết, mà Hoa Kỳ đă rút khỏi hiệp ước ABM (liên quan đến việc hạn chế các hệ thống nhằm chống lại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa) vào năm 2002. Kể từ Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1990-1991), các chiến lược gia Mỹ đă nhất trí rằng việc kiểm soát các hoạt động quân sự trên bộ cần được thực hiện từ không gian.

“H́nh ảnh sức mạnh phi thường”

Chuyên gia Sourbès-Verger giải thích : “Kể từ thời điểm đó, Hoa Kỳ hiểu rằng họ cần kiểm soát cả không gian để đóng vai tṛ quốc gia bảo đảm ḥa b́nh. Do đó, Mỹ bảo vệ quy định về không gian thông qua các ‘chuẩn mực’ với những hành động không ràng buộc, điều bị cả Nga lẫn Trung Quốc phản đối, khi Bắc Kinh cho rằng bị Washington đe dọa. Đó là lư do Matxcơva và Bắc Kinh bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực không gian và thúc đẩy việc thông qua một hiệp ước với những quy định thực sự trong không gian, có tính ràng buộc về mặt pháp lư. Tất cả những hành động này cũng nhằm thách thức Washington. Chiến tranh hỗn hợp như vậy cũng hiện hữu trong không gian.”

Theo ước tính mới nhất, ngân sách dành cho không gian quân sự của Hoa Kỳ vào năm 2024 ít nhất là 40 tỷ đô la (37 tỷ euro), trong khi Nga chỉ dành khoảng 2,5 tỷ đô la và Trung Quốc 7 tỷ đô la. “Chiến tranh trong không gian rất tốn kém và Nga cũng như Trung Quốc sẽ không thể đuổi kịp Mỹ trong nhiều năm nữa. Nhưng những căng thẳng hiện nay cho thấy Matxcơva đang rất quan tâm đến cuộc cạnh tranh không gian mang tính biểu tượng này với Washington, bởi điều này mang lại cho Nga một h́nh ảnh về sức mạnh phi thường”, bà Sourbès-Verger nhấn mạnh.

Mùa hè năm 2023, giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đă tiếp cận Algeria và Ai Cập (Cơ quan Vũ trụ Châu Phi, gồm 55 quốc gia, có trụ sở chính ở Cairo) để đề nghị hai nước này tham gia dự án trạm quỹ đạo của Nga. Sau các thỏa thuận không gian được kư kết trong những năm gần đây với Mali, Nigeria và Angola, dự án ​​nói trên rơ ràng nhằm mục đích “mở rộng ảnh hưởng của Nga ở khu vực phía Nam”, theo một báo cáo được công bố vào tháng 1 bởi Trung tâm Nghiên cứu Hàng không Chiến lược, thuộc Cơ quan Hàng không Không gian Pháp.

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 05-30-2024
Reputation: 68072


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 140,937
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	65.8 KB
ID:	2380952  
vuitoichat is_online_now
Thanks: 11
Thanked 12,959 Times in 10,347 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 160 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:44.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10123 seconds with 15 queries