Nghiện game là t́nh trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục và ưu tiên việc chơi game hàng đầu trong cuộc sống.
Theo thời gian, người nghiện game trở nên lệ thuộc vào tṛ chơi, ngày càng cô lập bản thân với gia đ́nh, bạn bè và xă hội, ảnh hưởng đến công việc, học tập. Các game thủ có thể chơi tại quán internet vài ngày, thậm chí không ăn uống, lơ là chăm sóc bản thân.
Điều trị nghiện game cũng giống như điều trị nghiện ma túy. Người bệnh cần được điều trị trong một khoảng thời gian nhất định nhằm chống tái nghiện. Bên cạnh các liệu pháp tâm lư và sử dụng thuốc, bắt buộc bệnh nhân tăng cường lao động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao để bận rộn suốt cả ngày, tránh để thời gian rảnh rỗi dễ làm bệnh nhân tái nghiện game.
Không những thế, tham gia các hoạt động thể chất cũng giúp cải thiện tâm trạng, giữ cho tinh thần sảng khoái và tích cực. Điều này góp phần giúp bệnh nhân tăng mối quan tâm đến các vấn đề xảy ra trong cuộc sống thực xung quanh...
2. Một số bài tập có thể giúp ích cho người bệnh nghiện game
Người nghiện game nên ưu tiên các bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập aerobic toàn thân... Các bài tập cường độ cao ngắt quăng (HIIT) như nhảy dây, leo núi... cũng được xem là h́nh thức tập luyện phù hợp. Điều quan trọng là lựa chọn bài tập thể dục thể thao phù hợp với t́nh trạng thể lực của mỗi người.
Dưới đây là một số bài tập toàn thân dễ thực hiện, phù hợp với người nghiện game:
- Bài tập burpee:
Burpee là bài tập toàn thân gồm một chuỗi những động tác nối tiếp nhau, tác động đến các nhóm cơ trên toàn bộ cơ thể như cơ mông, cơ đùi, cơ vai…
Cách thực hiện như sau:
Đứng hai chân rộng bằng vai.
Hạ thấp cơ thể thành tư thế ngồi xổm, đặt hai tay xuống đất trước bàn chân và nhảy chân ra sau để tiếp đất ở tư thế plank.
Sau đó nhảy để đưa bàn chân về gần bàn tay và hoàn thành cú nhảy mạnh thẳng lên.
Lặp lại động tác.
- Tập squat:
Squat là bài tập tim mạch mà ai cũng có thể thực hiện, giúp tăng sức bền của cơ thể.
Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
Đứng thẳng người, giữ thăng bằng bằng gót chân.
Từ từ hạ thấp người đến khi mông bằng với đầu gối hoặc có thể xuống sâu hơn nữa.
Đầu gối mở theo hướng mũi chân để trọng tâm không dồn vào đầu gối hoặc mắt cá chân.
Đẩy người về tư thế ban đầu và lặp lại động tác.
- Bài tập gập bụng:
Bài tập này không đ̣i hỏi các dụng cụ hỗ trợ, người nghiện game có thể tập ngay trong pḥng.
Cách thực hiện:
Nằm trên thảm, đầu, lưng mông đều áp sát bề mặt, đầu gối co gập và bàn chân chạm mặt đất, đặt tay phía sau đầu.
Hít sâu, khi bạn gập người, nhấc phần thân trên lên khỏi sàn th́ thở ra.
Lặp lại, bạn nằm xuống, hít sâu, sau đó thở ra khi nhấc người lên. Gập bụng 10 lần mỗi hiệp, tập từ 2 - 3 hiệp.
Ngược lại, các bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, khí công... không nên được ưu tiên đối với người bệnh nghiện game. Bởi những bài tập này có nhịp độ thấp khiến người nghiện game dễ phân tâm trong quá tŕnh tập.
3. Lưu ư khi tập luyện
Tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là đối với người nghiện game. Tuy nhiên, trong quá tŕnh tập luyện, nên lưu ư một số điều sau đây:
- Lựa chọn không gian tập luyện: Người bệnh nghiện game nên tập luyện tại không gian thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên, có không khí trong lành.
- Thời điểm tập: Tùy theo thời tiết, có thể tập vào buổi sáng hoặc chiều. Vào mùa hè, nên để bệnh nhân tập trong buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh nóng. Mặt khác, vào mùa đông, không nên tập buổi sáng sớm v́ lúc này nhiệt độ giảm thấp có thể gây hại sức khỏe.
- Thời gian tập: Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người nên duy tŕ tập luyện ít nhất 150 phút, 5 ngày mỗi tuần ở cường độ vừa phải. Đối với các bài tập cường độ mạnh, có thể tập từ 75 phút mỗi tuần.
- Chú ư đến cường độ tập luyện: Tùy vào thể trạng, nên tập luyện phù hợp với sức ḿnh. Tránh tập luyện quá sức có thể dẫn đến chấn thương hoặc gây hại sức khỏe.
|
|