TechCrunch đưa tin ngày 14/3, Nghị viện châu Âu (EP) chính thức thông qua Đạo luật quản lư trí tuệ nhân tạo, đặt nền tảng pháp lư đầu tiên trên thế giới quản lư lĩnh vực công nghệ mới nổi và các hoạt động đầu tư có liên quan.
Tại phiên họp toàn thể diễn ra tại Strasbourg (Pháp), với 523 phiếu thuận, 46 phiếu chống và 49 phiếu trắng, đạo luật quản lư trí tuệ nhân tạo của Liên minh châu Âu chính thức được thông qua. Dự kiến đạo luật có hiệu lực vào tháng 5 tới, sau khi các quy tŕnh lập pháp cuối cùng được tiến hành. Các nội dung sẽ được thực thi từng bước từ năm 2025 trở đi.
Theo dự luật, Ủy ban châu Âu đề xuất thiết lập các tiêu chí phân loại các hệ thống trí tuệ nhân tạo dựa trên mức độ rủi ro mà chúng có thể gây ra cho người dùng, bao gồm các cấp độ như rủi ro không thể chấp nhận được, rủi ro cao, rủi ro hạn chế và rủi ro thấp.
Việc không tuân thủ các quy định có thể dẫn đến mức phạt từ 35 triệu Euro hoặc 7% doanh thu toàn cầu, tùy thuộc hành vi vi phạm và quy mô của các công ty. EU cũng đă đề xuất thành lập văn pḥng trí tuệ nhân tạo - một cơ quan mới của EU để hỗ trợ việc áp dụng hài ḥa đạo luật trí tuệ nhân tạo, cung cấp hướng dẫn và điều phối các cuộc điều tra chung xuyên biên giới.
Các quy định liên quan đến các mô h́nh trí tuệ nhân tạo như ChatGPT sẽ có hiệu lực 12 tháng sau khi dự luật chính thức được ban hành, trong khi các công ty phải tuân thủ hầu hết các quy định khác trong hai năm.
Nghị sỹ Italy Brando Benifei, người đă thúc đẩy việc thông qua dự luật này tại EP cho rằng, động thái thông qua đạo luật quản lư trí tuệ nhân tạo này là dấu mốc lịch sử trên con đường dài phê chuẩn các quy định về trí tuệ nhân tạo. Ông nhận định đây là quy định đầu tiên trên thế giới vạch ra lộ tŕnh rơ ràng hướng tới sự phát triển trí tuệ nhân tạo an toàn và lấy con người làm trung tâm.
Đồng quan điểm, bà Roberta Metsola, Chủ tịch EP cho biết, đạo luật này sẽ tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ các giá trị cốt lơi. "Trí tuệ nhân tạo đă trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Bây giờ, nó cũng sẽ là một phần trong luật pháp của Liên minh châu Âu," bà Roberta nói.
Sự ra đời của ChatGPT, một chatbot AI do OpenAI phát triển và ra mắt vào tháng 11/2022, đă châm ng̣i cho một cuộc chạy đua công nghệ giữa các công ty công nghệ để tung ra những công cụ trí tuệ nhân tạo tạo sinh tương tự.
Báo cáo của Bloomberg Intelligence cho biết, quy mô thị trường toàn cầu của trí tuệ nhân tạo có thể tăng từ mức 40 tỷ USD năm 2022 lên 1.304 tỷ USD vào năm 2032. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến đạt 42% vào năm 2032, được thúc đẩy bởi cơ sở hạ tầng đào tạo trong thời gian ngắn và xu hướng sử dụng các thiết bị ứng dụng mô h́nh ngôn ngữ lớn (LLM), quảng cáo kỹ thuật số, phần mềm và dịch vụ chuyên dụng trong trung và dài hạn.
Chính sự phổ biến chóng mặt của các công cụ như vậy đă khiến các nhà lập pháp tại Mỹ và hàng loạt chuyên gia công nghệ kêu gọi cần có những điều chỉnh kịp thời để kiểm soát trí tuệ nhân tạo.
V́ vậy, để tối ưu hóa những lợi ích của trí tuệ nhân tạo, điều quan trọng là phải khiến công chúng tin tưởng rằng công nghệ này đang được phát triển và sử dụng một cách có trách nhiệm. Để đạt được điều này, các hệ thống tích hợp trí tuệ nhân tạo phải được thiết kế và phát triển minh bạch dựa trên khung pháp lư để đảm bảo không đi ngược lại các chuẩn mực xă hội.