Moscow luôn luôn bày vẽ ra muôn vàn thủ đoạn lớn nhỏ để có thể vừa tuyên truyền vừa sử dụng các phương tiện vể thông tin để t́m mọi cách gây nhiễu, phá hoại hệ thông truyền thông trên thế giới. Sự tinh vi của các thủ đoạn và mánh khóe tuyên truyền tiếp nối từ thời CS Liên Xô tuy nguy hiểm khôn lường, nhưng thiên hạ đều đă nắm biết rơ .…
Hồi tháng Tám 2023, một người tự xưng là Mohamed al-Alawi đă xuất hiện trên YouTube, nói rằng ḿnh là một phóng viên điều tra ở Ai Cập. Đương sự cung cấp một tin rất sốt dẻo và chấn động: Mẹ vợ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa mua một biệt thự gần nhà của nữ minh tinh điện ảnh Angelina Jolie ở El Gouna, một thị trấn nghỉ mát thuộc khu vực biển Hồng Hải.
Câu chuyện nhanh chóng được phát tán lan truyền rất nhanh, thông qua nhiều mạng xă hội khác nhau, từ Ai Cập đến Nigeria. Những tưởng rằng câu chuyện này sẽ phai nhạt dần, nhưng chỉ bốn tháng sau đó, có hai video clips mới lại thấy xuất hiện trên YouTube, nói rằng tay phóng viên Mohamed al-Alawi nay đă bị đánh chết ở Hurghada, thị trấn cách El Gouna 20 dặm về phía Nam. Nguyên nhân: Đương sự bị mật vụ Ukraine ra tay sát hại!
Từ khi xua quân xâm chiếm vô cớ Ukraine, Nga liên tiếp tung ra rất nhiều thông tin sai lệch nhằm t́m cách gây mất uy tín Tổng thống Volodymyr Zelensky và kỳ vọng sẽ làm suy yếu sự ủng hộ phương Tây dành cho Kyiv. Với vụ "sát hại Mohamed al-Alawi" nói trên, Moscow c̣n tiến thêm một bước: Tạo ra một câu chuyện kéo dài, được dàn dựng công phu, chung quanh một nhân vật hư cấu và được tô điểm bằng những t́nh tiết ly kỳ. Darren Linvill, giáo sư và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông thuộc Đại học Clemson, người từng nghiên cứu sâu rộng về nguồn thông tin sai lệch của Nga, nói rằng đây là chiêu tṛ mới của Moscow v́ trước nay bọn họ không hề tạo dựng lên nhân vật hư cấu nào và viết ra kịch bản chi tiết xoay quanh các nhân vật tưởng tượng nào đó.
Chiến dịch tuyên truyền mới này của Moscow cho thấy guồng máy thông tin Nga đang có sự thay đổi về sách lược, phương cách áp dụng lẫn mục tiêu nhắm đến. Guồng máy quân sự Nga trên mặt trận ở Ukraine cũng đang cho điều chỉnh chiến thuật tác chiến sau những sự tổn thất nặng nề về quân số trên chiến trường th́ hệ thống tuyên truyền dối trá của họ cũng t́m kiếm cách "đổi mới", khi những câu chuyện được dàn dựng theo h́nh thức cũ đă không c̣n "ăn khách" nữa và mất đi tính hiệu quả với mục đích bóp méo sự thật, tung tin dối trá, đê tiện.
Đại loại như hồi tháng Hai 2024 vừa qua, một video trên TikTok cho thấy một bác sĩ người Ukraine làm việc cho hăng dược phẩm Pfizer đă tố cáo hăng dược này thực hiện các xét nghiệm bất hợp pháp trên trẻ em. Trên mạng xă hội X, một người tự xưng là phụ tá sản xuất của Paramount Pictures cho biết họ đang thực hiện bộ phim tư liệu về tiểu sử của ông Volodymyr Zelensky với những t́nh tiết "chưa từng được công bố ra".
Trường hợp "Mohamed al-Alawi" không phải là vụ dàn dựng đê tiện, dối trá duy nhất cho thấy các lời cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Volodymyr Zelensky, đặc biệt việc chụp mũ ông này sử dụng nguồn tiền viện trợ của phương Tây để mua sắm tài sản riêng ở nước ngoài. Câu chuyện ông Volodymyr Zelensky mua sắm bất động sản nước ngoài thậm chí có nhiều "phiên bản" khác nhau, chẳng hạn như tậu một biệt thự lộng lẫy ở Vero Beach, Florida và một nơi nghỉ dưỡng ở Đức đă từng được Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xă Joseph Goebbels sử dụng. Tập đoàn Microsoft c̣n cho biết phía Nga thậm chí cho lắp ghép h́nh ảnh và âm thanh của những diễn viên và người nổi tiếng trên ứng dụng Cameo để lên tiếng tố cáo ông Volodymyr Zelensky là "một tên nghiện ngập ma túy". Những tin tức bịa đặt dối trá như vậy lan ra rất nhanh và khó để dập tắt trong công luận.
Cần nhắc lại thêm, video về "phóng viên báo chí Mohamed al-Alawi" khi xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 20/8/2023 trên một trang blog mà tài khoản YouTube của nó hoàn toàn không hề hoạt động trước đó. Cũng chẳng có ai là "Mohamed al-Alawi" đứng tên trên bất cứ bài báo hoặc video nào trước đây. Theo Active Fence, một công ty bảo mật internet, kẻ tự xưng là "phóng viên Mohamed al-Alawi" không có bạn bè hoặc kết nối xă hội trên mạng. Trong video, hắn ta cho công bố ảnh chụp về hợp đồng mua bán của căn biệt thự mà ông Volodymyr Zelensky đă bỏ tiền công quỹ ra để mua sắm cho cá nhân ḿnh.
Hai ngày sau, lại thấy xuất hiện một bài viết khác xác nhận về nội dung của video clip này, dưới dạng bài quảng cáo trả tiền trên Punch, một hăng tin tức ở Nigeria, châu Phi. Tác giả bài viết trên Punch là một nhân vật lạ hoắc với cái tên "Arthur Nkono". Trong bài báo, "Arthur Nkono" có trích dẫn lời một phân tích gia chính trị, Abdrulrahman Alabassy, để xác chứng cho những ǵ mà "Mohamed al-Alawi" đă kể ra. Một lần nữa, cái tên "Abdrulrahman Alabassy" này cũng không hề tồn tại! Nói một cách khác, trong câu chuyện này, có đến ba nhân vật hoàn toàn hư cấu, không có thực: "Mohamed al-Alawi", "Arthur Nkono" và "Abdrulrahman Alabassy".
Ấy thế mà vụ ông Volodymyr Zelensky "tậu biệt thự" đă nhanh chóng lọt lên X (Twitter), trong một bài đăng của Sonja van den Ende, một nhân vật hoạt động ở Hoà Lan, người vốn có liên lạc mật thiết với chính phủ Nga. Theo Viện Đối thoại Chiến lược, Sonja van den End từng là quan sát viên bầu cử tại vùng lănh thổ bị chiếm đóng của Ukraine trong cuộc bầu cử do Nga tổ chức hồi tháng Chín 2023. Vài ngày sau, thông tin về căn biệt thự ở Hồng Hải của ông Volodymyr Zelensky xuất hiện trên X (Twitter) bằng tiếng Pháp và tiếng Romania, và bằng tiếng Anh trên diễn đàn Reddit. Rồi một tuần sau đó, nó lại thấy xuất hiện ào ạt trên các mạng truyền h́nh nhà nước Nga, từ Channel One, Rossiya 24 đến RT…
Naguib Sawiris, một thành viên của gia đ́nh ở Ai Cập đang nắm quyền sở hữu khu bất động sản ở Hồng Hải, nói rơ rằng, biệt thự của họ chưa bao giờ bán cho ông Volodymyr Zelensky. Tuy nhiên, vụ này vẫn không dừng lại ở đây. Có tin "Mohamed al-Alawi" bỗng nhiên bị mất tích. Thế rồi, cuối tháng Mười Hai 2023, đột nhiên thấy có hai video clip mới xuất hiện ở kênh "Egypt News" trên YouTube, nói rằng "Mohamed al-Alawi" này đă bị giết thê thảm.
Kênh "Egypt News" này mới chỉ được tạo ra vào hôm trước. Trong video trên "Egypt News", một người đàn ông che khuất mặt, được xác định là anh trai của "Mohamed al-Alawi", nói rằng em của ông đă bị giết chết bởi nhóm người đặc biệt Ukraine hành động thay mặt cho Tổng thống Zelensky. Câu chuyện sau đó xuất hiện trên trang web của Middle East Monitor (do một tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng ở London điều hành và được chính phủ Qatar tài trợ). Một phóng viên báo chí từng đưa tin từ Moscow cho tờ The Telegraph of London, Ben Aris, thậm chí lên tiếng trích rất dài khi tường thuật ra về vụ này. Vụ "ám sát" này c̣n thấy xuất hiện bằng tiếng Anh trên trang web Clear Story News!
Nói chung, những chiến dịch nhằm bôi nhọ Ukraine luôn được thực hiện rất tinh vi. Theo Institute for Strategic Dialogue, một bài báo có kể lại rằng, có một phóng viên người Pháp cho biết con trai của tỷ phú George Soros đă bí mật mua đất để xây băi chứa chất thải độc hại ở Ukraine. Một bác sĩ giấu tên ở châu Phi cho biết, một tổ chức từ thiện y tế Mỹ, Global Surgical and Medical Support Group, đang cho gom nội tạng binh sĩ Ukraine bị thương để cấy ghép cho các sĩ quan của NATO. Rồi một người tên Shahzad Nasir, là phóng viên của trang tin Emirates 24/7, phanh phui rằng, "băng đảng của Volodymyr Zelensky đă mua hai du thuyền Lucky Me và My Legacy với giá 75 triệu USD"…
Vấn đề ở đây là có một số chính trị gia sừng sỏ lại nhắm mắt tin vào những câu chuyện hoang đường, dối trá này. Hồi tháng 12/2023, trong một cuộc phỏng vấn trên "War Room" (podcast được thực hiện bởi Stephen K. Bannon, cố vấn một thời của cựu Tổng thống Donald Trump), Thượng nghị sĩ J. D. Vance (Cộng ḥa, Ohio). người luôn chỉ trích việc viện trợ cho Ukraine, đă tin vào câu chuyện "mua sắm du thuyền của ông Volodymyr Zelensky". Ông J. D. Vance nói, "Có những người sẽ bị cắt tiền An sinh Xă hội, đẩy ông bà của chúng ta vào cảnh nghèo đói, tại sao? Để giúp cho một trong những Bộ trưởng của Zelensky có thể mua một chiếc du thuyền lớn hơn?"
Theo SGN
|
|