Theo Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu (hay c̣n gọi là passport) là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước không cần visa?
Hộ chiếu là giấy tờ sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân (theo khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019).
Thị thực hay visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp, thể hiện sự cho phép người nước ngoài nhập cảnh.
Người nước ngoài khi đến một quốc gia khác th́ phải được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cho phép, tức phải xin visa.
V́ nhiều lư do như ngoại giao, do nguyên tắc có đi có lại, thu hút khách du lịch… hiện nay rất nhiều nước đă có các chính sách miễn visa, xin visa khi đến hoặc cấp visa điện tử cho công dân Việt Nam.
Hộ chiếu Việt Nam có thể nhập cảnh vào 54 quốc gia và vùng lănh thổ mà không cần xin visa trước. Trong đó, một số nơi có thể áp dụng visa nhập cảnh tại sân bay (visa on arrival) hoặc visa điện tử (eTA ). Cụ thể:
Trường hợp
Quốc gia, vùng lănh thổ
Miễn thị thực
Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Quần đảo Cook, Micronesia, Niue, Saint Vincent & Grenadines, Barbados, Haiti, Singapore, Brunei, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Ecuador, Panama, Dominica, Chile.
Chấp nhận visa on arrival
Madagascar, Guinea-Bissau, Kenya, Malawi, Mauritania, Mozambique, Mauritius, Namibia, quần đảo Palau, quần đảo Marshall, Samoa, Tuvalu, Iran, Kuwait, St Lucia, Maldives, đông Timor, Nepal, Tajikistan, Bolivia, quần đảo Cape Verde, quần đảo Comoro, Rwanda, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Somalia, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia.
Chấp nhận eTA
Đảo Đài Loan (Trung Quốc), Sri Lanka.
- Miễn thị thực là chính sách của một quốc gia cho phép công dân từ một số quốc gia cụ thể nhập cảnh mà không cần xin visa trước khi đi.
Công dân từ các quốc gia được miễn thị thực có thể nhập cảnh vào đất nước đó chỉ bằng hộ chiếu và các điều kiện nhập cảnh cơ bản khác. Miễn thị thực thường áp dụng cho các liên minh khu vực, liên minh chính sách tự do hoặc các thỏa thuận đặc biệt giữa các quốc gia.
- Visa nhập cảnh sân bay (visa on arrival) là loại visa mà công dân nước ngoài có thể xin và nhận tại sân bay khi đến nơi. Thay v́ phải xin visa từ đại sứ quán hoặc lănh sự quán trước khi đi, người xin visa có thể làm thủ tục xin visa và thanh toán phí tại điểm nhập cảnh.
Visa điện tử (eTA) là loại visa điện tử mà công dân nước ngoài có thể xin trực tuyến trước khi đi du lịch, công tác. Thông thường, người xin visa điện tử chỉ cần điền đơn xin visa trực tuyến, nộp các tài liệu cần thiết và thanh toán phí qua hệ thống trực tuyến.
Sau khi được chấp thuận, họ sẽ nhận được một phiên bản điện tử của visa để in ra và mang theo khi đi du lịch. Visa điện tử giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người nhập cảnh v́ không cần phải đến đại sứ quán hoặc lănh sự quán để nộp hồ sơ xin visa.
Các loại hộ chiếu và thời hạn
Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, Việt Nam đang cấp 03 loại hộ chiếu gồm:
Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport), trang b́a màu nâu đỏ, gồm 48 trang.
Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
Thời hạn: có giá trị trong ṿng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước.
Cơ quan cấp: Cục Lănh sự Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội) và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (tại TP HCM), hoặc Đại sứ quán/Tổng lănh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Hộ chiếu công vụ (Official Passport), trang b́a màu xanh lá cây đậm, gồm 48 trang.
Cấp cho đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội,…được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
Thời hạn: có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước.
Cơ quan cấp: Cục Lănh sự Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội) và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (tại TP HCM), hoặc Đại sứ quán/Tổng lănh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Hộ chiếu phổ thông (Popular Passport), trang b́a màu xanh tím.
Cấp cho công dân Việt Nam.
Thời hạn của hộ chiếu phổ thông là bao lâu?
Hộ chiếu cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên: có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn, gồm 48 trang
Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi: có giá trị không quá 05 năm, tính từ ngày cấp và không được gia hạn, gồm 48 trang.
Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu đă cấp của cha hoặc mẹ: thời hạn hộ chiếu của cha hoặc mẹ được điều chỉnh có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó, gồm 48 trang.
Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn, gồm 12 trang.
Cơ quan cấp: Pḥng Quản lư Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú với trường hợp chưa có thẻ căn cước công dân và tại Pḥng Quản lư xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi trong trường hợp có thẻ căn cước công dân, hoặc Đại sứ quán/Tổng lănh sự quán Việt Nam tại nước ngoài nếu công dân Việt Nam đang ở nước ngoài.
Ngoài các loại hộ chiếu nêu trên th́ công dân Việt Nam c̣n có thể sử dụng, giấy thông hành để đi trong phạm vi biên giới các nước láng giềng theo quy định. Hiện nay, công dân Việt nam có thể xin các loại giấy thông hành sau:
Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Campuchia
Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào
Giấy thông hành biên giới Việt nam – Trung Quốc.
vietBF @ sưu tập