Zurich, trung tâm tài chính và văn hóa của Thụy Sĩ, cùng Singapore trở thành hai thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của Economist.
Tuần báo Anh Economist ngày 29/11 công bố bảng xếp hạng Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu. Theo đó, giá cả tăng trung b́nh 7,4% trong năm qua ở 173 thành phố lớn, giảm nhẹ so với mức lạm phát kỷ lục 8,1% năm 2022.
"Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt c̣n lâu mới kết thúc. Giá cả vẫn duy tŕ ở mức cao hơn nhiều so với xu hướng lịch sử", Upasana Dutt, người dẫn dầu cuộc nghiên cứu dựa trên giá cả 200 sản phẩm và dịch vụ, nói.
"Chúng tôi dự đoán lạm phát sẽ giảm đi vào năm 2024" do tác động từ việc các ngân hàng trung ương tăng lăi suất để chống lạm phát, bà nói thêm.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Zurich nhảy 5 bậc và soán ngôi New York, thành phố đứng đầu bảng xếp hạng năm ngoái cùng Singapore. 4 trong số 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới đều ở châu Âu, do lạm phát cao ảnh hưởng giá thực phẩm và quần áo, đồng thời do đồng euro tăng giá so với USD.
Ngoài Zurich và Singapore ở vị trí thứ nhất với 104 điểm, Geneva xếp thứ ba cùng New York với 100 điểm, tiếp theo là Hong Kong và Los Angeles. Paris xếp thứ 7, c̣n Copenhagen và Tel Aviv, thành phố từng đứng đầu bảng xếp hạng năm 2021, xếp vị trí thứ 5. San Francisco xếp thứ 10.
Nhà hát opera Zurich, một trong những kiến trúc biểu tượng ở thành phố lớn nhất Thụy Sĩ, ngày 4/7. Ảnh: AFP
Moskva và Saint Petersburg, hai thành phố của Nga, tụt hạng trong danh sách năm nay và lần lượt xếp ở vị trí thứ 142 và 147, phản ánh sự sụt giá của đồng ruble. Damascus, thủ đô Syria, xếp thứ 173, là thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới, tiếp theo là Tehran, thủ đô Iran, ở vị trí 172.
VietBF©sưu tập