Bangladesh đang trải qua đợt dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất, khiến gần 209.000 người mắc và ít nhất 1.017 người chết.
Đây là đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm do muỗi tồi tệ nhất ở Bangladesh từ năm 2000, thời điểm nước này bắt đầu ghi nhận số liệu về dịch, Cục Y tế Bangladesh ngày 2/10 cho biết.
Nước này đă ghi nhận gần 209.000 người mắc sốt xuất huyết trong 9 tháng đầu năm nay, ít nhất 1.017 người đă thiệt mạng, trong đó có 112 trẻ em dưới 15 tuổi.
"Đây là một sự kiện y tế lớn đối với Bangladesh và thế giới", cựu lănh đạo Cục Y tế Bangladesh Be-Nazir Ahmed nói.
Đợt dịch khiến các bệnh viện ở Bangladesh quá tải. Tại bệnh viện Shaheed Suhrawardy ở Dhaka, hầu hết bệnh nhân mắc sốt xuất huyết lần hai, lần ba.
"Khi tái nhiễm sốt xuất huyết, mức độ nặng càng tăng, nguy cơ tử vong cũng cao hơn", Mohammad Rafiqul Islam, bác sĩ tại bệnh viện, nói. "Nhiều người đến bệnh viện khi đă quá muộn, khiến việc điều trị rất phức tạp".
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa mưa ở các vùng nhiệt đới. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh.
Hồi đầu năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă cảnh báo sốt xuất huyết là bệnh nhiệt đới lây lan nhanh nhất và nguy cơ gây ra đại dịch. Thống kê của WHO cho thấy tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết trên toàn cầu tăng hơn 30 lần trong 50 năm qua.
Sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine hay thuốc đặc trị và có xu hướng bùng phát ngày càng nghiêm trọng ở Bangladesh từ đầu thế kỷ này. Đợt dịch năm nay đă thúc đẩy chính phủ đẩy mạnh các chiến dịch pḥng chống, từ nâng cao nhận thức cho đến nỗ lực tiêu diệt bọ gậy sau mưa.
|