Mới đây, một nữ phóng viên đă chia sẻ những điều cô nhận ra sau 2 ngày không dùng điện thoại.
Megan Sauer là một nữ phóng viên của trang CNBC và hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.
Cô viết trên CNBC: “ Tôi nghĩ về hạnh phúc rất nhiều. Cụ thể, tôi nghĩ về điều ǵ khiến tôi không hạnh phúc, ví dụ như các chuyến tàu chậm chuyến, những lần gọi cho người quen nhưng không được… ”.
“ Đó là những cuộc độc thoại nội tâm khắc nghiệt của tôi. Thế hệ của tôi lớn lên với quan niệm rằng hạnh phúc là một lựa chọn, v́ vậy tôi tức giận với bản thân v́ đă có những cảm xúc khác ”.
Megan Sauer là một nữ phóng viên của trang CNBC
Khi Sauer nghe nói về “lớp tu sĩ” của Đại học Pennsylvania vào mùa xuân năm ngoái, cô đă muốn thử chương tŕnh giảng dạy của trường.
Theo trang web của trường đại học, khóa học có tiêu đề chính thức là “Sống có chủ đích”, yêu cầu sinh viên phải “tuân thủ quy tắc im lặng” và “không sử dụng mọi thiết bị liên lạc điện tử” trong một tháng.
Justin McDaniel, giáo sư của lớp, đă nói với Sauer vào tháng 6 rằng các nhà sư tin rằng sự im lặng sẽ giải phóng không gian năo bộ, khiến bạn sẵn sàng hơn cho sự giác ngộ và thấu hiểu.
Giáo sư McDaniel nói mục tiêu không phải là ngăn chặn nỗi buồn hay ‘điều trị’ nó. Điều quan trọng là cảm thấy bớt sợ nỗi buồn hơn và tự tin hơn vào khả năng điều hướng cảm xúc của ḿnh.
Đối với Sauer, 30 ngày im lặng và không sử dụng điện thoại là một thử thách quá khó khăn. Công việc của cô phụ thuộc vào các cuộc tṛ chuyện, điện thoại và máy tính xách tay. V́ vậy, vào cuối tháng 8, cô đă thực hiện thử thách im lặng và không sử dụng công nghệ trong 48 giờ, từ chiều Chủ nhật đến chiều Thứ Ba.
“ Có lúc, tôi vô t́nh nói “Cho tôi qua” với một người hàng xóm - nhưng ngoài điều đó ra, tôi đă không hề nói hay sử dụng công nghệ ”, Sauer chia sẻ.
Và sau thử thách này, Sauer cho biết cô đă rút ra được nhiều bài học cho ḿnh, cụ thể là điều ǵ ngăn cản cô cảm thấy hạnh phúc và điều ǵ giúp cô hạnh phúc.
Dưới đây là những điều bất ngờ mà Sauer nhận thấy sau 2 ngày im lặng và không dùng điện thoại:
1. Khi Sauer căng thẳng, mạng xă hội và TV không khiến cô cảm thấy dễ chịu hơn
Sauer cho biết bất cứ khi nào cô cảm thấy choáng ngợp, cô thường với lấy điện thoại, bật TV hoặc nghe ǵ đó. “ Tôi không biết tại sao - có lẽ tôi hy vọng rằng việc đánh lạc hướng bản thân đủ lâu sẽ giúp tôi vượt qua cảm giác tiêu cực ”, cô nói.
Nhưng điều ngược lại xảy ra: Suy nghĩ của Sauer tăng lên gấp bội và cô chuyển từ choáng ngợp sang hoảng sợ.
“ Gần đây tôi bắt đầu gặp một bác sĩ mới, người nói rằng tôi đang phải vật lộn với chứng lo âu và trầm cảm nhẹ. Điều đó làm tôi ngạc nhiên v́ tôi vốn sôi nổi và tự tin ”, Sauer kể.
Tính cách vui vẻ của Sauer che đậy nội tâm của cô. Nhưng trong quá tŕnh thử im lặng và không dùng các thiết bị điện tử, cô thấy việc lắng nghe lời nói của ḿnh dễ dàng hơn.
“ Không nghe podcast hay xem Instagram, tôi nhận thấy những suy nghĩ đang tấn công ḿnh và loại bỏ chúng dễ dàng hơn ”, Sauer nói.
Hóa ra, im lặng có thể tốt cho chúng ta. Các nghiên cứu cho thấy nó có thể cải thiện sự tập trung, khả năng sáng tạo và chánh niệm, đồng thời giúp giảm huyết áp, giảm cortisol và cải thiện chứng mất ngủ.
2. Tṛ chuyện với bạn bè là điều tuyệt vời - nhưng chỉ khi bạn thực sự cần
Vào mùa thu năm 2020, Sauer học xong chương tŕnh sau đại học, chấm dứt một mối quan hệ, chuyển đến sống với bố mẹ và thất nghiệp khi đại dịch Covid-19 hoành hành.
Khi đó, mọi thứ đều bất ổn. Sauer thường gọi điện cho một người bạn để nói về mọi thứ. “ Chúng tôi đă cùng nhau cười và khóc hàng giờ trên điện thoại. Trải nghiệm này đă khiến tôi nghĩ rằng: Khi nào tôi cảm thấy tiêu cực, tôi cần chuyển sang chế độ khủng hoảng và bộc lộ cảm xúc của ḿnh với ai đó ”.
Tuy nhiên, giáo sư McDaniel nói: “ Bạn phải học cách... nhận thức được cảm giác tức giận, buồn bă hoặc cô đơn của chính ḿnh mà không phân tán cảm xúc cho bạn bè ”. Ông cũng nói thêm rằng thường chỉ mất 30 giây để đối phó với các cảm xúc khó chịu.
Trong thời gian ở “chế độ tu sĩ”, thỉnh thoảng Sauer vẫn nghĩ: “Chà. Có phải mọi người tôi biết đều thầm ghét tôi không?”.
Nhưng cô nhận ra rằng: “ Tôi cho phép bản thân quan sát suy nghĩ mà không gọi bạn bè để phân tích tâm lư, điều đó hiệu quả đến kinh ngạc. Tôi có thể t́m ra điều ǵ đă gây ra cảm giác đó và nh́n nhận cảm xúc của ḿnh một cách khách quan ”.
3. Sống chậm lại giúp bạn cảm thấy tốt hơn
Những người nổi tiếng, các CEO và các nhà sư đều nói rằng thiền định có thể thay đổi cuộc sống. Một phân tích tổng hợp của Đại học Johns Hopkins năm 2014 cho thấy thậm chí c̣n có “bằng chứng” cho thấy thiền giúp cải thiện sự lo lắng, trầm cảm và đau đớn về thể xác.
“ Nhưng tôi cũng như nhiều người khác, rất tệ trong việc ngồi yên. Tôi đă cố gắng ngồi tựa lưng vào tường trong im lặng, nghe các bản ghi âm trên ứng dụng thiền. Sau năm phút, tôi c̣n tệ hơn trước, khó chịu v́ không thể điều chỉnh tâm trí lang thang của ḿnh ”, Sauer nói.
Giáo sư McDaniel đưa ra một chiến lược thay thế: Ở nhà, ông và các con dành 30 phút mỗi ngày để ngồi hoặc đi bộ trong im lặng.
“ Trong nửa giờ đó, bạn không đọc, không học, không nghe nhạc ”, ông nói. “ Bạn chỉ cần ngồi suy nghĩ, hít thở và nh́n xung quanh ”.
Trong suốt hai ngày, Sauer đi dạo trong im lặng hơn 30 phút. “ Giờ tôi thấy rằng việc đi dạo mà không có AirPods có thể giúp tôi kiểm soát sự lo lắng của ḿnh ”, nữ phóng viên nhận định.
“ McDaniel đă đúng. Tôi không cần phải cảm thấy tốt mọi lúc mọi nơi. Tôi chỉ cần chăm sóc bản thân tốt hơn và hy vọng kết quả là tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn một chút ”.
VietBF@ Sưu tập