Tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ Trung Quốc đang cao kỷ lục. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, các doanh nghiệp thận trọng hơn trong phát triển kinh doanh, từ đó giảm nhu cầu tuyển nhân sự.
Sức ép kiếm việc những ngày này càng khó khăn hơn, khi mùa hè, có thêm khoảng 11 triệu sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập thị trường việc làm. Sinh viên trường top cũng khó cạnh tranh. Trên mạng xã hội Trung Quốc, nổi bật câu chuyện về các sinh viên vừa tốt nghiệp một trường đại học ở Thượng Hải, top 3 Trung Quốc và xếp thứ 89 thế giới. Các bạn đã gửi 100 đơn xin việc, cá biệt có những người gửi đến 200 đơn, nhưng chỉ thu về được rất ít lời mời phỏng vấn với tỷ lệ có việc ở mức thấp.
Trong khi đó, hồi tháng 3, cơ quan nhà nước Trung Quốc tuyển dụng 200 nghìn việc làm, nhưng có đến hơn 7,7 triệu thí sinh ứng tuyển vào những vị trí này. Tỷ lệ chọi vô cùng cao. Những người trẻ dù cố gắng nhưng chưa thể tìm được việc làm, họ còn gặp rất nhiều khó khăn khi phải chịu thêm sức ép từ sự kỳ vọng của gia đình. Đây chính là bối cảnh khiến cho nhiều bạn trẻ t́m cách thức sáng tạo và lựa chọn những công việc "thời vụ" trong khi chờ đợi công việc mơ ước.
Anh Parhati - Cư dân Thượng Hải, Trung Quốc: "Khi sống ở một thành phố lớn như Thượng Hải, tiền thuê nhà chiếm một phần lớn trong chi phí sinh hoạt. Sẽ rất tốt nếu việc bán hàng thêm giúp tôi có thể trang trải tiền thuê nhà".
Việc làm "thời vụ" của người trẻ Trung Quốc
Đối với các bạn trẻ Trung Quốc, trong thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, tìm được công việc đúng chuyên ngành là không dễ; thậm chí muốn đi làm các công việc trái ngành, trái nghề cũng khó do tỷ lệ chọi cao, thế là xuất hiện xu hướng "Làm việc thời vụ" ở giới trẻ Trung Quốc. Đó là những công việc ngắn hạn mang tính thời vụ và không yêu cầu trình độ cao. Tuy nhiên, đây chỉ là xu hướng của hiện tại, v́ khảo sát cho thấy đa phần giới trẻ thành thị Trung Quốc vẫn đặt mục tiêu lâu dài là theo đuổi các công việc văn pḥng hay làm trong các Tập đoàn công nghệ.
Hiện tại, các bạn trẻ GenZ Trung Quốc đang có xu hướng làm các công việc mới, như làm thợ chụp ảnh để chuyên đăng bài trên mạng xã hội. Công việc c̣n được gọi là cố vấn chụp ảnh, sẽ hỗ trợ người có nhu cầu chuẩn bị trang phục, tạo dáng, chụp và chỉnh sửa ảnh trên điện thoại. Sau đó đăng tải những bức hình này lên mạng xã hội. Mức phí là 100 Nhân dân tệ, tương đương hơn 330 nghìn VNĐ cho mỗi giờ.
Một số bạn trẻ khác dành thời gian rảnh để bán hàng thêm. Họ tận dụng cốp sau ô tô của mình để mở quầy bán trà chanh, nước giải khát. Mỗi cốc trà chanh có giá 10 Nhân dân tệ, khoảng 33 nghìn VNĐ. Giúp họ có thêm thu nhập trang trải sinh hoạt phí ở thành phố đắt đỏ.
Bên cạnh đó, trang tin SCMP cho biết, ở Bắc Kinh vài tháng trở lại đây, số người trẻ gia nhập đội ngũ vận chuyển hàng hóa tăng đáng kể. Trong đó, số lượng nữ giới ngày càng nhiều hơn.
Giới trẻ tìm cơ hội với nghề phát trực tuyến
Dù đã xuất hiện được vài năm, tưởng như đã bão hòa, nhưng phát trực tuyến hay livestream vẫn là một nghề được quan tâm đối với giới trẻ Trung Quốc, đặc biệt trong giai đoạn thị trường việc làm bị thắt chặt.
Khi màn đêm buông xuống, hàng chục streamer lại tụ tập trên một đoạn cây cầu ở thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây và bắt đầu đầu buổi phát sóng trực tiếp của ḿnh. Họ mang theo máy ảnh, đèn chiếu sáng, ghế ngồi và chăn ấm, máy sưởi để chống lại cái rét 0 độ C. Những người dẫn các chương tŕnh phát sóng trực tiếp đang cố gắng thu hút thật nhiều người hâm mộ trên các nền tảng video dạng ngắn như Douyin. Thu nhập của họ hoàn toàn phụ thuộc vào tiền thưởng của người xem, dao động từ 300-600 Nhân dân tệ, tức khoảng 1-2 triệu VNĐ/ngày.
Chị Qiao Ya - Người dẫn chương tŕnh phát sóng trực tiếp: "Nếu chúng tôi phát trực tiếp ở ngoài trời hoặc chỉ có một ḿnh lúc đêm khuya, người xem sẽ cảm thấy đồng cảm, sau đó họ có thể quan tâm đến kênh của chúng tôi nhiều hơn".
C̣n với cô gái Zhang Jinyu - 28 tuổi, từng là một người mẫu và có bằng thạc sĩ về ngành thời trang, nhưng từ vài tháng nay, Zhang đă bắt đầu làm việc toàn thời gian với tư cách là một người livestream bán hàng chuyên nghiệp. Mỗi ngày cô sẽ phải lên sóng trực tuyến ít nhất 6 giờ đồng hồ, hiện đối tác đặt quảng cáo của cô là nhiều thương hiệu cao cấp.
Zhang Jinyu: "Lượng người xem từ mỗi buổi livestream cũng như số lượng b́nh luận tương tác cũng giúp tôi rất nhiều để cải thiện kỹ năng của bản thân. Tôi ưa thích những yếu tố này, bởi vậy nên tôi đă lựa chọn công việc của một streamer".
Những người làm nghề phát trực tiếp trên đang tạo ra thêm 1,2 triệu việc làm mới tại Trung Quốc cũng như làm thay đổi cách mua sắm truyền thống. Sự bùng nổ doanh số bán hàng trên mạng trong thời kỳ đại dịch đă giúp ngành này tạo ra 480 tỷ USD vào năm ngoái.
Tăng cường hỗ trợ việc làm cho người trẻ
Từ giữa năm nay, chính quyền Trung ương Trung Quốc đă phát động chiến dịch quảng bá Tuần lễ khuyến măi việc làm trên toàn quốc. Các ngành chức năng - đoàn thể đưa các hoạt động kết nối doanh nghiệp với thanh niên tại sân công ty, khuôn viên trường, các công viên, … các nhu cầu tuyển dụng hay hồ sơ xin việc c̣n được đưa tới các cộng đồng huy động toàn xă hội cùng chung tay với chính quyền. Thành phố Thiên Tân đưa ra 10 nhiệm vụ cụ thể thúc đẩy việc làm và tinh thần khởi nghiệp của thanh niên như có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hay giúp đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.
Đoàn Thanh niên Trung Quốc nửa đầu năm cũng giúp cho hơn 35 ngàn sinh viên có việc làm. Trợ cấp, miễn giảm thuế VAT cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là cách mà Trung Quốc giải quyết hiệu quả giúp tuyển dụng thêm nhiều lao động. Bởi doanh nghiệp tư nhân sa thải nhiều lao động nhất sau dịch. Doanh nghiệp Nhà nước cũng được kêu gọi chia sẻ trách nhiệm, tuyển dụng thêm nhiều lao động. Chính quyền Trung Quốc đặt mục tiêu ít nhất 1 triệu vị trí thực tập sinh cho cử nhân mới tốt nghiệp, thông qua gói trợ cấp cho các cơ quan sử dụng lao động. Nhiều thành phố quy hoạch thêm nhiều khu vực kinh tế đêm. Chính sách vực dậy vùng nông thôn cũng là cơ hội việc làm cho người lao động tŕnh độ cao với những chế độ ưu đăi nhân tài về chỗ ở, hỗ trợ tiền.
Có một thực tế là sau đại dịch, xu hướng người trẻ Trung Quốc thích những việc làm theo kiểu tự do, ít ràng buộc kiểu hành chính tăng mạnh như livestream bán hàng trên mạng, shipper giao hàng thương mại điện tử, lái xe công nghệ… Kích cầu tiêu dùng đă phát huy hiệu quả, doanh nghiệp bớt khó khăn, hứa hẹn từ nay đến cuối năm tỷ lệ thất nghiệp thành thị sẽ giảm mạnh.
Người trẻ t́m giải pháp đối phó áp lực khó kiếm việc
Nhiều bạn trẻ sau thời gian dài t́m việc thất bại hoặc buộc phải chấp nhận công việc trái ngành, không được làm điều mình muốn, thế nhưng trong lúc chưa thay đổi được hoàn cảnh thì hãy thay đổi suy nghĩ. Đây cũng là một xu hướng mới. Một bộ phận thanh niên Trung Quốc đang thay đổi nhận thức để tìm cách thích nghi với điều kiện không được thuận lợi ở thời điểm hiện tại.
Một bộ phận người trẻ Trung Quốc đang lựa chọn đi chùa để giải tỏa căng thẳng. Trên trang mạng xă hội Douyin, lượt t́m kiếm các chuyến thăm chùa đă tăng 580% trong năm nay. Họ coi việc đi chùa là "một trải nghiệm thanh lọc tâm hồn".
Chị Chen - Sinh viên đại học: "Chúng em cảm thấy áp lực và muốn đi chùa để tĩnh tâm một chút. Bây giờ tưởng chừng như sinh viên tốt nghiệp đại học ở khắp mọi nơi và c̣n nhiều thạc sĩ nữa. Tiêu chuẩn t́m việc đang tăng lên v́ ngày càng có nhiều người có tŕnh độ cao hơn.
Từ năm 2021, khái niệm "tang-ping" (Thảng-B́nh) đă xuất hiện trong giới trẻ Trung Quốc, nghĩa là "Nằm thẳng". Hiểu nôm na chỉ cần làm đủ ăn, hưởng thụ cuộc sống chống lại chủ nghĩa vật chất, tránh xa áp lực nhà cửa, xe cộ, con cái. Sau khái niệm "tang-ping", lại rộ lên thuật ngữ "bailan" xuất hiện trong giới trẻ.
Phó Giáo sư Alfred Wu - Trường Chính sách công Lư Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore: "Tang ping chỉ để chỉ giới trẻ Trung Quốc không muốn thăng tiến, th́ đến Bailan đề cao lối sống buông bỏ".
Đây là cách phản ứng của giới trẻ trước văn hóa làm việc "996" rất phổ biến những năm gần đây ở các công ty công nghệ lớn, công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, theo đó người lao động làm việc từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày mỗi tuần.
Tháng 8 vừa qua, chủ đề "những người trẻ mong đợi N+1" đang đứng đầu danh sách t́m kiếm trên nền tảng phong cách sống Xiaohongshu. "N+1" ám chỉ khoản trợ cấp thôi việc, cộng với một tháng lương mà các công ty Trung Quốc có nghĩa vụ phải trả cho nhân viên. Một bộ phận người trẻ mong muốn bị sa thải để nhận trợ cấp thôi việc, rồi nằm thẳng.
Vậy nhưng thực sự đa phần người trẻ Trung Quốc có thực sự muốn "nằm thẳng"? Khảo sát do Cơ quan Truyền thông Thanh niên Trung Quốc thực hiện đối với sinh viên đại học cho thấy, 2/3 số người được hỏi cho rằng "nằm thẳng" chỉ là một cách nói thể hiện trạng thái của tâm trí - tức là cho phép bản thân cần nghỉ ngơi, giảm bớt áp lực; trước khi tập trung tâm sức để vượt qua những vấn đề hóc búa trong công việc và cuộc sống như kết hôn, sinh con hay mua nhà.
Với những sự chuyển dịch trong xă hội hiện nay, tại Trung Quốc cũng xuất hiện xu hướng sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nghề nghiệp, quay về sống với cha mẹ.
Ông Liu Wenrong, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Xă hội Thượng Hải cho biết, nhiều gia đình Trung Quốc đang dần có cái nhìn cởi mở hơn với thanh niên khi họ gặp tình trạng này. Bên cạnh đó, số liệu mới nhất của Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc, trong nửa đầu năm nay, dù tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ tăng lên, nhưng ở các nhóm tuổi lao động khác, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát ở khu vực thành thị giảm. Với việc chính phủ Trung Quốc chấn chỉnh mạnh mô h́nh làm việc vắt kiệt "996", dự kiến giới trẻ Trung Quốc cũng sẽ có thêm cơ hội và môi trường làm việc chất lượng, hài ḥa hơn.
VietBF@ sưu tập
|
|