Đây chính là cỗ máy đầu tiên được dùng để xây dầm đôi cho tuyến đường sắt cao tốc tại đại lục.
Máy dựng dầm cầu nặng 1.000 tấn duy nhất trên thế giới đă tiếp thêm động lực cho ngành xây dựng đường sắt cao tốc Trung Quốc. Nhờ có sáng kiến vĩ đại, các công tŕnh đường sắt xuyên biển đă được hiện thực hóa, theo Hanjiang Heavy Industry - đơn vị nhà nước thuộc sở hữu của China Railway 11 Bureau Group.
Được biết, máy dựng dầm cầu 1.000 tấn này có tên Kunlun, được sử dụng để xây dựng cầu Mai Châu - cây cầu cao tốc vượt biển đầu tiên của Trung Quốc. Nó nối liền thành phố Hạ Môn và Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Máy dựng dầm cầu nặng 1.000 tấn duy nhất trên thế giới đă tiếp thêm động lực cho ngành xây dựng đường sắt cao tốc Trung Quốc.
Theo China Daily, Kunlun dài 40 mét, cao 9,3 mét, nặng 967 tấn với hơn 15.000 bộ phận lắp ráp. Đây chính là cỗ máy đầu tiên được dùng để xây dầm đôi cho tuyến đường sắt cao tốc tại đại lục.
“Trong giai đoạn thiết kế và thi công, chúng tôi đă cân nhắc các biện pháp đảm bảo an toàn để vận hành cỗ máy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như gió mạnh”, Zhang Guangming, kỹ sư trưởng của công ty cho biết.
Được trang bị hệ thống cảm biến laser phát hiện radar, Kunlun có thể hoạt động ngay trong điều kiện thời tiết thiếu ánh sáng, đồng thời tự động điều chỉnh sai lệch trong quá tŕnh xây lắp.
Kunlun được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC).
Theo Daily Mail, Kunlun được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC) - công ty xây dựng do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc trực tiếp giám sát. Đại diện công ty cho biết Kunlun là cỗ máy đầu tiên trên thế giới có thể xử lư các dầm hộp nặng đến vậy.
Kunlun được kỳ vọng có thể giúp Trung Quốc giảm chi phí xây dựng đường sắt cao tốc, đồng thời đẩy nhanh tiến độ mở rộng mạng lưới giao thông, nhất là tại các khu vực xa xôi. Ước tính, nó có thể tiết kiệm khoảng 20% chi phí và tăng tốc độ lắp dựng lên 25%, theo Daily Mail.
Kunlun dài 116 mét, cao 9,3 mét, nặng 967 tấn với hơn 15.000 bộ phận lắp ráp.
Được biết, Trung Quốc là quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, trải dài hơn 40.000 km. Trong số 10 tàu nhanh nhất thế giới, có tới 4 tàu đến từ đại lục.
Theo WSJ, hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc luôn được chính phủ hậu thuẫn hàng tỷ USD, trong đó có cả các công ty đối tác nước ngoài. Hợp đồng sẽ được kư kết với điều kiện các công ty này phải lắp ráp tàu và đào tạo cho cả các kỹ sư Trung Quốc.
Được biết, tuyến đường sắt cao tốc bận rộn nhất Trung Quốc (Bắc Kinh – Thượng Hải) có tàu chạy với vận tốc 349 km/h. Để so sánh, con tàu chạy nhanh nhất Acela Express của công ty vận tải đường sắt Amtrak, Mỹ có vận tốc chỉ 241 km/h.
Sự khác biệt then chốt nằm ở chính đường ray của tàu.
Trung Quốc sở hữu ‘siêu cỗ máy’ nặng gần 1.000 tấn duy nhất trên thế giới: Được tạo ra bởi 15.000 bộ phận, giúp đẩy nhanh 25% tiến độ thi công cao tốc - Ảnh 6.
Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc.
“Như chúng ta thấy, trong trường hợp của Mỹ, phần lớn các tuyến đường sắt được vận hành trên những đoạn đường ray có tuổi đời hàng trăm năm. Chúng khiến tàu khó có thể chạy với vận tốc tối đa”, Tiến sĩ Zhenhua Chen của Đại học Ohio, Mỹ, cho biết.
VietBF@ Sưu tập