Tôi luôn bị khổ sở v́ nhận thức xă hội của ḿnh cao hơn mức trung b́nh. Tôi biết nỗi khổ này là do tôi gây nên, tôi không đổ lỗi cho người nào cả. Nhận thức xă hội cao luôn gây cho tôi nhiều phiền năo.
Tại sao tôi lại phải quan tâm đến xác một con chó ḍng “sói” bị vứt ở vỉa hè của khu phố nơi tôi ở? Tại sao? Tôi không biết ai vứt nó ra đó, mà nó cũng chẳng ảnh hưởng ǵ tới tôi. Nếu nằm lâu ở đó th́ nó sẽ phát sinh bệnh dịch, nhưng đó là vấn đề của nhà nước, đâu phải của tôi?
Cũng như chuyện bức tường chắn đập nước ở Pháp bị sập khiến gần 500 người thiệt mạng th́ liên quan ǵ tới tôi, mà là chuyện của Chính phủ Pháp chứ?
Những suy xét trên của tôi là hoàn toàn đúng, tuy nhiên tôi lại không áp dụng vào thực tế được. Nhận thức xă hội cao đă cản trở tôi. V́ nhận thức đó mà khi nh́n thấy xác con vật xấu số, tôi đă nói với người dọn vệ sinh:
- Bác xem có nên bọc xác con chó lại rồi chở tới nơi quy định không?
- Đây là việc của bên y tế dự pḥng. Anh gọi điện thông báo là họ sẽ lập tức cho người tới mang nó đi.
Y tế dự pḥng! Quỷ tha ma bắt! Tôi không biết ǵ về chức năng của họ, cũng chẳng có số điện thoại. Tôi gọi lên quận, bộ phận vệ sinh môi trường. Nhân viên nghe máy là một phụ nữ khá lịch sự, thay v́ dập máy, cô ấy đă rất nhă nhặn cho tôi số điện thoại của bên y tế dự pḥng.
Tôi gọi cho họ:
- Cách đây vài ngày, ở góc phố Hick và Irek, ngay sát chung cư Z có xác một con chó bị bỏ lại. Người ta nói tôi nên báo cho các anh.
Nhân viên nghe máy ghi lại địa chỉ, số máy nhà tôi. Tôi cũng hơi chột dạ, nghĩ là họ chưa chắc đă tin ḿnh. Nhưng sau khi suy xét, tôi cho là họ đă làm đúng. “V́ có thể là ai đó báo hoang tin th́ sao? Hoặc ai đó cố t́nh lợi dụng khi xe tải tới th́ tranh thủ nhờ chở giúp ít củi? Có thể lắm chứ!”. Tuy suy xét như vậy, nhưng tôi vẫn không cảm thấy thoải mái. Cũng là do nhận thức xă hội cao của tôi mà ra.
Mấy ngày nữa trôi qua. Những ngày đẹp trời, không mưa, không băo. Nhưng không thấy ai đoái hoài tới xác con chó tội nghiệp, tôi lại gọi cho bên y tế dự pḥng:
- Chúng tôi đă cho xe tải tới, nhưng không t́m thấy địa chỉ như anh thông báo.
Tôi thấy ḿnh có lỗi nên giải thích cặn kẽ số nhà, tên đường, những đặc điểm dễ nhận ra quanh đó. Sau đó tôi chạy tới những nhà gần nơi có xác con chó, nhờ họ chỉ cho xe tải của y tế dự pḥng v́ có thể lúc đó tôi đi vắng.
Hài ḷng v́ những ǵ ḿnh vừa làm, tôi quyết định ra siêu thị mua mấy chai bia. Vừa đi được mấy bước, tôi nh́n thấy chiếc xe tải. Tôi phấn khởi băng qua đường, tới gần chiếc xe đúng lúc nó định nổ máy vọt đi.
- Các anh định t́m ai? - tôi hỏi.
- Không ai cả!
- Ai cử các anh tới?
- Bên y tế dự pḥng!
- Vậy là các anh t́m con chó rồi. Đây, nó đây!
Người ngồi trong cabin bước xuống, nh́n con chó rồi nói:
- Phải dùng tay để bê con chó này bỏ vào xe. Các anh sẽ làm việc đó chứ?
- Tôi sẽ phụ với anh, tôi nắm hai chân sau, c̣n anh hai chân trước.
Khi thốt ra câu này với sự hào hứng của một người sẵn ḷng chia sẻ khó khăn với người khác v́ nhận thức xă hội của anh ta khá cao, tôi nhận lại được... một gáo nước lạnh:
- Tôi lái xe nên không thể tay không đụng vào con vật chết được.
Tôi chạy về nhà mang ra một đoạn dây.
- Dây này yếu lắm - anh ta nói.
Tôi tự nhủ, nghĩa vụ của ḿnh tới đây là xong. Nếu tôi có mang ra một đoạn dây thật chắc, thậm chí là dây thép th́ chưa chắc anh ta sẽ bốc con chó lên xe v́ không muốn đụng tay vào nó. C̣n tôi, với tư cách một nhà văn, tôi có thể tự tay bốc một con chó chết của ai đó không. Tôi quyết định quay về. Phía sau tôi, nhân viên y tế dự pḥng nói dơng dạc:
- Đại diện khu phố của các anh đâu? Các tổ chức xă hội đâu? Nếu xác con chó này phát tán bệnh dịch th́ chính con cháu các anh bị lây chứ đâu phải con cháu tôi?
Tuy không có con, nhưng tôi quay lại nói với anh ta:
- Anh sẽ phải chịu trách nhiệm. Tôi đă ghi số xe của anh.
- Anh cứ việc ghi.
Nói xong tài xế leo lên xe, nổ máy phóng đi.
Xác con chó vẫn nằm chỗ cũ. Tôi đồ rằng sẽ phải mất thêm khá nhiều thời gian để người ta truy t́m căn nguyên một bệnh dịch nào đó vừa bùng phát. Nhưng cũng có thể không xảy ra chuyện ǵ hết.
Chỉ có nhận thức xă hội của tôi bị giảm mạnh đi mà thôi.
VietBF@sưu tập
|