Đức đă ngăn chặn kế hoạch của Tây Ban Nha trong việc gửi các xe tăng Leopard 2A4 tới Ukraine. Thông tin cho thấy Đức không chỉ từ chối cung cấp xe tăng phương Tây cho Ukraine mà c̣n tích cực hoạt động để ngăn chặn các quốc gia NATO khác gửi xe tăng cho Ukraine.
Thái độ của Đức khiến rất nhiều người Ukraine lo ngại. Lâu nay, Đức có chính sách là không xuất khẩu vũ khí tới các vùng chiến sự lư do một phần bắt nguồn từ lịch sử đẫm máu của thế kỷ 20 và kết quả là Đức đă theo đuổi chủ nghĩa ḥa b́nh kể từ đó.
Các quốc gia muốn chuyển giao xuất khẩu vũ khí của Đức cũng cần phải xin chấp thuận ở Berlin.
Ông Scholz đă nhiều lần viện đến chính sách này trong những tuần gần đây khi từ chối giao vũ khí sát thương cho Ukraine. Đức đă ngỏ lời đề nghị gửi cho Ukraine 5.000 mũ bảo hiểm. Đại sứ Ukraine ở Đức đă nói rằng số lượng mũ đó không đủ cho quân đội nước ông và yêu cầu Đức gửi thêm vũ khí. Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko b́nh luận về động thái của Đức là “một tṛ đùa” và nói ông “cạn lời” trước nghĩa cử của Đức.
Berlin vẫn bị trách móc như vậy một phần là do lập trường của tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Nhân vật này đă bị chỉ trích về những quan hệ với Nga và về thái độ bị xem là thiếu cứng rắn đối với Moscow.
Ông Steinmeier đă dự định sẽ sang Ukraina cùng với lănh đạo của Ba Lan và của các nước vùng Baltic, nhưng rốt cuộc đă không đi, do chính quyền Kiev không muốn tiếp ông. Tổng thống Ukraina thật ra không cần gặp một lănh đạo không có thực quyền như tổng thống Đức, mà muốn thủ tướng Olaf Scholz đích thân đến Kiev để bàn ngay chuyện cung cấp vũ khí hạng nặng. Nhưng thủ tướng Đức chưa biết khi nào "sẽ đến" thủ đô Ukraine.
Đảng Dân Chủ Xă Hội SPSD, đảng chủ chốt trong liên minh cầm quyền hiện nay tại Đức, cho tới nay vẫn chủ trương nước Đức xích lại gần nước Nga.
Số vũ khí mà Berlin cấp cho Kiev lại là những vũ khí cũ đến mức không thể dùng được, ví dụ như tên lửa pḥng không Strela, sản xuất năm 1968, cũ đến mức không thể bảo đảm an toàn cho người bắn, theo một báo cáo của quân đội Đức tháng 11/2021. Các tên lửa đó lẽ ra đă phải bị tiêu hủy từ năm 2014!
Cho tới nay, bộ trưởng Quốc Pḥng Đức, cũng thuộc đảng SDP như thủ tướng Olaf Scholz, viện cớ là trong kho dự trữ của quân đội hiện không c̣n xe tăng, mà nếu lấy các xe tăng hiện đang được sử dụng để trao cho Ukraina th́ sẽ gây nguy hại cho an ninh quốc gia.