Theo như vào tối thứ Bảy 28/05/2022, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet đă quay về châu Âu, sau khi hoàn thành chuyến thăm kéo dài 6 ngày tại vùng Tân Cương, Trung Quốc, để t́m hiểu về t́nh cảnh của người Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ, nhằm lập một báo cáo về việc chính quyền Trung Quốc trấn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Ảnh chụp màn h́nh: Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến tại Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc) ngày 28/05/2022. AP
Trong cuộc họp báo trực tuyến trước khi rời Trung Quốc, bà Michelle Bachelet đă lên án các biện pháp « tùy tiện » nhắm vào người Hồi Giáo, nhưng bà cũng khẳng định nhiều lần là chuyến thăm lần này « không phải một cuộc điều tra ». Các tuyên bố của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc bị các nhà tranh đấu bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ xem là quá nhân nhượng Bắc Kinh.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde giải thích :
« Rất khó đưa ra tổng kết v́ chuyến thăm này chỉ là một chặng trong quá tŕnh lập một báo cáo. Chắc chắn là điều mà Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Bắc Kinh mong đợi từ chuyến đi này không giống nhau. Đôi bên cũng không có chung cách nh́n về nhân quyền. Bằng chứng là cuộc trao đổi trong ngày hôm qua với truyền thông nhà nước Trung Quốc tại cuộc họp báo.
Các câu hỏi từ phía Trung Quốc liên quan đến sự phân biệt đối xử với người da đen ở Hoa Kỳ, hay về điều mà bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc xem là một cái nh́n méo mó về Tân Cương « thật ». Trong khi đó, các nhà báo nước ngoài rất muốn có thông tin chi tiết về chuyến đi 6 ngày của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, sau nhiều thập kỷ quan chức của định chế này không thể quay trở lại Trung Quốc.
Bà Michelle Bachelet phát biểu : « Tại vùng tự trị của người Duy Ngô Nhĩ, tôi đă nêu lên những câu hỏi và các mối lo ngại liên quan đến việc áp dụng các biện pháp đấu tranh chống khủng bố và chống cực đoan hóa được tiến hành ở diện lớn, đặc biệt là về tác động đến quyền của người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi Giáo khác ».
Có nhiều câu hỏi được đặt ra, nhưng cho đến lúc này lănh đạo cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vẫn không đưa ra câu trả lời và các tổ chức bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ đang mất kiên nhẫn.
Philip Alston, cựu báo cáo viên đặc biệt của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, giải thích : « Chuyến thăm này giống như kiểu khi bạn bè đưa ra những lời khuyên về những niềm vui và áp lực mà quư vị sẽ gặp phải khi trở thành cha mẹ. Cao ủy không thể nhận ra những khó khăn nếu chỉ nói về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc mà không trải nghiệm thực tế tại chỗ ».
Trái lại, chuyến thăm được thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Mă Triều Húc (Ma Zhaoxu) hoan nghênh. Ông tuyên bố : « Một số nước phương Tây, do những động cơ riêng, đă t́m nhiều cách gây rối và phá hoại chuyến thăm của Cao Ủy Nhân Quyền. Mánh khóe của họ đă thất bại ».
Lo ngại của Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thứ Bảy 28/05 bày tỏ « lo ngại » về « những nỗ lực » của Bắc Kinh để « thao túng » phái đoàn và « hạn chế » chuyến thăm Tân Cương của bà Bachelet. Theo AFP, Washington cho rằng các điều kiện thực hiện chuyến thăm của phái đoàn Liên Hiệp Quốc « không cho phép đánh giá toàn bộ và độc lập t́nh h́nh nhân quyền » ở Tân Cương.