CANADA Sang Canada rồi không bao giờ muốn quay lại VN nữa - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Best News - Tin Tức Hay > Tin hay CANADA


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Canada Icon Sang Canada rồi không bao giờ muốn quay lại VN nữa

Tôi từng làm cho nhà nước, tổ chức phi chính phủ, công ty đánh giá ISO của Đức, Mỹ và công ty sản xuất của Nhật khi ở Việt Nam. Hiện tôi làm trưởng pḥng chất lượng cho một công ty sản xuất tại Canada. Khi ở Việt Nam, tôi làm việc 44 - 45 giờ/tuần, c̣n tại Canada, tôi chỉ làm 40 giờ, có phần nhàn nhă hơn và dành được nhiều thời gian cho con cái. Ngoài nghỉ thứ 7, chủ nhật, tôi c̣n có 7 kỳ nghỉ cuối tuần dài gồm hai ngày cuối tuần và một ngày nghỉ thường vào thứ hai. Tất nhiên kỳ nghỉ Giáng sinh dài nhất. Ngoài ra, các công ty sản xuất thường có cả kỳ nghỉ hè 1-2 tuần.

Ở đây, lương trả cho những người làm vị trí như tôi hoặc khối văn pḥng thường theo năm, tức theo khối lượng công việc của vị trí đó, đôi lúc bận việc quá ở lại ngoài giờ cũng không có tiền làm thêm. Tuy nhiên, nếu có việc bận ra ngoài vài tiếng hoặc đến muộn, về sớm vài giờ, bạn chỉ cần thông báo cho người có liên quan là được. Những người không bận rộn ǵ ở nhà th́ có thể làm lương theo giờ, làm ngoài giờ để được hưởng 150% lương, để có thêm tiền đi du lịch. Vậy nên có chuyện anh chồng làm kỹ sư cho Boeing lương trả theo năm c̣n chị vợ làm công nhân lương trả theo giờ nhưng bà vợ chịu làm thêm nhiều nên lương cao hơn cả anh chồng. Tôi c̣n biết một chú công nhân làm cho hăng sản xuất ôtô lớn, khi nghỉ hưu nhận được tiền từ quỹ công đoàn và các loại bảo hiểm cỡ 0,5 triệu đôla. Hằng tháng vẫn nhận tiền lương hưu đều đặn cộng với tiền tích lũy bao năm nên ông mua xe mui trần cổ và du thuyền nhỏ để tận hưởng cuộc sống.

Nhiều người cho rằng người nhập cư chịu thiệt tḥi v́ nước sở tại thường ưu tiên việc làm cho công dân của họ. Nhưng thực tế, nếu di cư hợp pháp đến Canada và có giấy phép làm việc, bạn có thể ứng tuyển mọi vị trí (trừ các việc liên quan đến an ninh quốc pḥng). Không doanh nghiệp/tổ chức nào phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, t́nh trạng sức khỏe, tuổi tác trong quá tŕnh tuyển dụng, bởi như vậy là phạm luật. Như tôi, chưa là thường trú nhân của Canada, nhưng vẫn xin được việc tốt, không bị ai kỳ thị.

Như vậy, nếu ai ra nước ngoài và khó xin việc, th́ chỉ là do năng lực của họ chưa vượt trội hơn người bản xứ. Bạn có thể giỏi ở Việt Nam nhưng tiếng Anh của bạn hạn chế, ngay cả các bạn thi IELTS với điểm nói 7.0-8.0 th́ vẫn gặp khó khăn nếu vào làm công việc liên quan đến kỹ thuật hoặc tài chính. Khi đó, từ chuyên ngành nhiều như "lá mùa thu" nên nếu bạn không chuẩn bị kỹ th́ cũng không hiểu vấn đề. Không những thế, dân tới Canada từ rất nhiều nước khác nhau nên giọng nói đôi lúc khá khó nghe. Tôi từng làm việc với những khách hàng gốc Ấn, Nga, Ucraina, Hà Lan... , ban đầu nghe không hiểu hết được nhưng khi đă có vốn từ và hiểu biết th́ sẽ thẩm âm tốt.

Bởi vậy, chuyện nhiều người đi du học xong không xin được việc để ở lại là hết sức b́nh thường. Mới học xong, chưa có kinh nghiệm, cũng không quá xuất chúng th́ rất khó xin việc, ngay cả với người bản xứ. Bạn thử nghĩ xem, một năm có bao nhiêu ngàn người đi du học th́ tỷ lệ bao nhiêu người xin được việc để ở lại. Vậy nên, nếu bạn không định cư được ở các nước phát triển, là do chưa đủ xuất sắc chứ không phải v́ di cư khổ lắm nên không thèm ở.

C̣n khi đă ở lại được, khẳng định được vị trí, giá trị của ḿnh, bạn sẽ có rất nhiều điều thuận lợi chứ không chỉ mỗi nếm khổ ở xứ người.

Thứ nhất, bên này cuộc sống rất tiện nghi. Nhà có hệ thống sưởi và điều ḥa, bạn có thể mặc đồ mùa hè quanh năm. Tất cả các ngôi nhà đều có hệ thống báo cháy theo quy định, nấu ăn hơi khói là chuông báo động réo inh ỏi. Thành phố 10.000 dân cũng có một trung tâm thể dục công cộng với hệ thống bể bơi nước ấm, sauna, xông hơi mà vé cũng chỉ 3 - 4 đôla một người mỗi lần. Nếu ai chăm đi tập, mua vé năm th́ chỉ khoảng 220 đôla. Thành phố 20.000 dân như chỗ tôi ở th́ có 2 trung tâm thể thao lớn và hiện đại.

Người dân nơi đây thích sống ở ngoại ô hơn v́ có nhiều không gian cho hoạt động ngoài trời, họ thích mua cano nhỏ, thuyền kayak, nhà nào khá hơn mua du thuyền đi vi vu đây đó. Mùa đông lạnh th́ người nghỉ hưu sẽ sang California (Mỹ) tận hưởng nắng ấm, mùa xuân lại quay về.

Ở đây, tôi cũng được hưởng dịch vụ y tế tốt. Bác sĩ, y tá thân thiện, hầu như chưa thấy ai phàn nàn về thái độ của nhân viên y tế. Một lần, tôi bị tai nạn xe hơi, khi vào nhập viện là 7-8 y tá, bác sĩ vây quanh. Một cô y tá bảo tôi: "Áo choàng của chị đẹp quá, tôi sẽ cởi ra chứ không cắt nó nhé". Sau đó, một vị bác sĩ đến từ Somali nói tiếp: "Đúng rồi, đừng cắt bỏ chiếc áo, nó đẹp quá".

Lần đó, tôi không phải trả một xu viện phí nào. Thẻ bảo hiểm y tế của chính phủ sẽ trả chi phí khám chữa bệnh. Thẻ bảo hiểm y tế của công ty sẽ trả 90% chi phí thuốc men. Tôi có ông anh bị bệnh viêm gan B, thuốc uống mỗi ngày một viên hết 27 đôla. Do vợ chồng anh đều đi làm nên thẻ bảo hiểm y tế của hai người trang trải hết, anh không phải chi trả ǵ.

Tất nhiên, khi muốn gặp bác sĩ, bạn cần đặt hẹn và tùy theo bác sĩ ở đâu mà lịch hẹn sẽ nhanh hay chậm. Nhiều bệnh viện ở các thành phố lớn quá tải nên cũng có t́nh trạng chờ hơn nửa ngày mới được khám.

Điều tôi thấy "được" nhất khi sang đây là chuyện học hành của con cái. Con tôi học trường công giáo, trẻ ở đó rất lịch sự. Con tôi vốn rất nhút nhát. Khi ở Việt Nam, ngày nào đi học cháu cũng bị vài bạn to lớn hơn bắt nạt. Sang đây, cháu hoà nhập rất nhanh, chưa khi nào bị ai bắt nạt. Thi thoảng, cô hiệu trưởng c̣n tới ngồi đọc sách với cháu.

Ngoài ra, trường không gây áp lực bắt các bé phải học. Bé nào học giỏi, học kém đều được cô thưởng như nhau nên trẻ rất thích đi học. Chương tŕnh học thiên về tư duy chứ không dạy học vẹt. Theo thống kê chỉ có 27% trẻ sẽ đủ giỏi để vào đại học, số c̣n lại sẽ học các trường nghề. Do vậy cha mẹ nếu muốn con vào top 27% kia th́ nên dạy thêm ở nhà. Những người học nghề ra, nếu có tay nghề tốt, thu nhập của họ cũng tương đương kỹ sư, nên cha mẹ ở đây họ để con vui chơi và học theo sở thích. Một mặt trái của việc học nhẹ nhàng, không áp lực ở tiểu học là trẻ khi lên đại học nếu học quá căng thẳng là chúng không chịu được, lại xin chuyển xuống cao đẳng.

Tất nhiên, không ở đâu là thiên đường cả. Chỗ nào cũng có cái được, cái mất.

Tại nơi tôi đang ở, việc sử dụng dịch vụ đắt hơn Việt Nam (như vậy cũng đúng thôi, nếu không lấy đâu ra tiền trả lương cao cho người lao động). Thuế phải đóng cao hơn. Rau hơi đắt chút, nhất là vào mùa đông. Đi ăn phở đắt hơn ở Việt Nam. Nhà khá đắt v́ Trung Quốc, Hàn, Nhật đổ tiền mua nhà ở Canada những năm gần đây nhiều quá.

Ăn hàng với các món phục vụ tại bàn khá đắt nhưng ăn buffet th́ giá lại không cao hơn ở Việt Nam. Có nhà hàng phục vụ cả càng cua huỳnh đế thoải mái nhưng giá cũng chỉ 25 đôla một người. Pizza, đồ ăn nhanh, cà phê giá cũng chỉ bằng hoặc thấp hơn giá tiền ở Việt Nam và so với thu nhập ở đây th́ quá rẻ.

Tôi thấy đồ ăn mua ở siêu thị rất rẻ so với thu nhập, thậm chí nếu quy đổi ra tiền Việt. Nhiều mặt hàng như cá hồi, tôm hùm, thịt ḅ, trái cây đủ loại, kem, sữa chua, sữa, sữa tắm, mỹ phẩm, quần áo... vẫn rẻ hơn ở nhà nhiều. Bạn có thể ăn cá hồi, thịt ḅ, tôm sú hằng ngày. Chi phí mua đủ loại thực phẩm của nhà tôi (ăn theo sở thích chứ không cần phải so đo tiết kiệm) một tháng chừng 500 đôla... Như vậy, chỉ cần bạn đi làm th́ chuyện ăn ngon, mua đồ hiệu ở xứ này không có ǵ là to tát.

Nhiều người nói mua nhà và xe ở nước ngoài là phải trả nợ cả đời. Điều này đúng, nhưng các bạn phải làm phép tính để so sánh mới trực quan được. Ở Việt Nam, lương vợ chồng bạn dù mỗi người 30 triệu/tháng (có nhiều người cao hơn nữa, nhưng thực tế có bao nhiêu phần trăm dân số được mức lương này), bạn đóng thuế thu nhập và bảo hiểm 3 triệu/tháng. Ước tính bạn sẽ chi cho con học ở trường tư khoảng 8 triệu, học tiếng Anh một triệu/tháng, mua thực phẩm cho cả nhà 10 triệu, đi ăn hàng 3 triệu, tiền điện nước một triệu, tiền xăng xe một triệu, nếu dùng ôtô th́ chi phí xăng - gửi xe - phí đường cỡ 7 triệu. Như vậy bạn c̣n khoảng 25 triệu một tháng tức dư ra được 300 triệu/năm.

Nếu bạn mua nhà chung cư 3 tỷ th́ bạn tiết kiệm 10 năm, mua xe một tỷ, bạn phải tiết kiệm hơn 3 năm. Đấy là về mặt lư thuyết, c̣n thực tế có rất nhiều khoản chi phát sinh như cưới xin, thăm hỏi, quà cáp, ốm đau, quần áo, du lịch, giúp việc... nên số tiền dành dụm c̣n lại không bao nhiêu. Vậy th́ trừ khi bố mẹ làm doanh nhân, cán bộ... mới có tiền cho con đi du học hoặc đứa trẻ xuất sắc có học bổng, không th́ tiền đâu cho con du học.

Ở Canada ai cũng tự lập, chuyện đi làm mua nhà trả góp 10 năm tới 30 năm là b́nh thường, không có ǵ là nghèo khổ hay là việc đáng thương với riêng người nhập cư cả. Thậm chí người nhập cư thường là những người có học thức và tài sản, họ c̣n mua nhà thời hạn ngắn hơn dân bản xứ nhiều.

Nếu 2 vợ chồng cùng đi làm, tiền trả nhà chiếm khoảng 30-50% thu nhập của một người, con đi học không mất tiền, các chi phí khác cũng không nhiều nên c̣n dư ra khá khá. Ai khéo tính toán có khi c̣n mua được thêm 1-2 căn nhà cho thuê. Xe hơi th́ sẽ rẻ hơn khoảng 3 lần so với ở Việt Nam. Ai nhiều tiền th́ mua xe xịn, ít tiền th́ mua xe thường đă qua sử dụng.

Nói chung, tôi đang hạnh phúc với cuộc sống ở đây, do từ nhỏ đă đi học xa nhà và dễ ḥa nhập nên không nhớ Việt Nam đến mức muốn bỏ về, nhưng nhớ gia đ́nh. Ở bên này thuận lợi cho cả gia đ́nh. Con cái không phải vất vả học tiếng Anh, bố mẹ không phải cày kéo vất vả để tích tiền cho con đi du học.

Về vấn đề trên một bạn chia sẻ:
Tôi cũng là người Việt đang sống tại Vancouver Canada. Gia đ́nh tôi đă sang Canada định cư được 4 năm, tôi hoàn toàn hài ḷng với cuộc sống hiện tại và đồng ư với bài viết của bạn.

Bạn khác chia sẻ:
Cảm ơn bạn chia sẽ bài viết, rất đúng với thực tế của 1 người di cư cách đây 16 năm đến Mỹ như tôi. Nó sẽ trở thành không êm đềm khi bạn ko đủ xuất sắc vượt qua số ít người bản xứ, xuất thân trong 1 gia đ́nh khá giả và tôi làm công chức ở Saigon. Mới đến tôi rất shock v́ phải làm việc tay chân, mọi thứ quay 360 độ, giống như bạn mới lên ngồi trên chiếc xe đ̣ chật chội vậy: hoặc bạn phải ngồi tiếp để khi xe chạy rung lắc làm bạn quen đi hoặc bạn phải bước xuống xe. Sau 16 năm tôi rất hài ḷng với cuộc sống hiện tại, tôi có 2 căn nhà cho thuê và 1 căn đang ở, 1 nhà máy chuyên gia công cho 1 hăng Mỹ làm các bộ phận lọc, khai thác dầu khí. Ư chí vượt khó và sự kiên cường muốn đi lên phía trước mới giúp chúng ta, đừng so sánh hay nh́n lại cuộc sống trước kia nữa.

Bạn khác chia sẻ:
Tại sao những chuyện hết sức cơ bản ở nước ngoài ai cũng được hưởng là đồ ăn sạch và không khí sạch ở Việt Nam lại phải trả tiền theo kiểu cao cấp mới có được? Thế th́ người ta chạy ra nước ngoài là đúng rồi. Cực 10 năm nhưng sẽ sướng lâu dài.

Bạn khác chia sẻ:
Tôi không đọc hết bài v́ khá dài, nhưng có một điều mà hẩu hết người châu Á ít khi (hay nói chính xác là né tránh) nói đến là phân biệt chủng tộc. Dù bạn có tài giỏi đến đâu bạn vẫn thấy có h́nh bóng của sự kh́ thị sắc tộc. Bạn mới ở có vài năm chưa đủ thấm sự khác biệt đó khi công dân hạng 1 là người da trắng bản xứ, hạng 2 là da trắng nhập cự, hạng 345 c̣n lại. Bạn không có cảm giác đó khi sống trên quê hương ḿnh hoặc may mắn ở nơi đa dân tộc, cởi mở văn hóa. Bạn c̣n nhớ bác sỹ Việt bị kéo lê ở Mỹ chứ? sao không phải là kéo lê người da trắng? Tôi ủng hộ bài viết có Khả năng về VN.

Bạn khác chia sẻ:
Bây giờ chuyện phân biệt chủng tộc hết rồi anh ơi. Tôi làm cho nhà bank canada có trụ sở ở Mỹ, nhóm tôi nói ra không ai tin. 3 người việt nam, một người mỹ, và ông sếp là gốc pakistan. Chủ tập đoàn là người ốc ấn độ. Ai có tài, giao tiếp giỏi là lên hết. Có tài mà nói không rành th́ lănh đạo ai. Đó là thực tế thôi chứ không phân biệt chủng tộc ǵ hết. Sếp Mỹ dành ít nhất 50-70% thời gian là đi họp. Và cần phải hiểu hết tất cả 20-30 nhân viên báo cáo cái ǵ cho họ.

Bạn khác chia sẻ:
Nếu nói về vấn đề phân biệt chủng tộc th́ đó cũng chỉ mang tính tương đối, căn bản là con người sợ/không thích những thứ họ không biết (unknown) hoặc không quen (unfamiliar). Ở đâu cũng sẽ có vấn đề này.

- Việt Nam: các bạn có dám chắc là những người ở các thành phố lớn như Hà Nội và Sài G̣n không phân biệt những người ở ngoại tỉnh về sống không? Ai dám chắc là người Việt ḿnh không phân biệt nếu thấy người Campuchia qua VN đi khám hay chữa bệnh hay nhập cư?
- Với kinh nghiệm sống và làm việc tại Mỹ, Úc và du lịch hơn 12 nước trên thế giới, tôi khẳng định việc phân biệt xảy ra ở khắp mọi nơi. Quan trọng là ḿnh có vượt của được những rào cản nhất định và giữ được tinh thần lạc quan, để phấn đấu và thành công trong lănh vực ḿnh làm và nơi ḿnh chọn để sống hay không thôi.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 02-11-2022
Reputation: 580038


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 24,870
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	VBFcanada.jpg
Views:	0
Size:	81.6 KB
ID:	2003298
Gibbs_is_offline
Thanks: 27,198
Thanked 17,212 Times in 7,507 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 687 Post(s)
Rep Power: 72 Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
hnr (02-11-2022), thanh.nhan (02-11-2022)
Old 02-11-2022   #2
ThanhNgocPham
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: Mar 2010
Posts: 373
Thanks: 145
Thanked 5 Times in 5 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 15
ThanhNgocPham Reputation Uy Tín Level 1ThanhNgocPham Reputation Uy Tín Level 1
Default

qua dung
ThanhNgocPham_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:59.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04803 seconds with 15 queries