Đầu mùa dịch tôi có đưa tin và kêu gào liên tục: nhiệt độ bảo quản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả xét nghiệm, với hy vọng bộ y tế Việt Nam lưu tâm đến vấn đề này để các xét nghiệm có kết quả chính xác hơn.
Nhưng bây giờ thì tôi biết, họ chẳng quan tâm đến kết quả xét nghiệm, họ chỉ nghĩ đến cách kiếm tiền tỉ trên nỗi thống khổ và cái chết của đồng bào. Hàng loạt kết quả xét nghiệm kỳ quái mà chỉ có ở Việt Nam, âm tính - dương tính loạn xạ. Dân chúng xất bất xang bang chạy theo kết quả, rồi bị cách ly oan, bị chết oan, bị truy tố oan, bị khinh bỉ kỳ thị oan.
Cho nên, bây giờ tôi chia sẻ thêm thông tin khoa học về xét nghiệm chỉ để cho vui thôi. Đây là bản tin khoa học được đăng trên tạp chí Dược phẩm có uy tín của nước Đức. Nó nói lên một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: nước giải khát.
https://www.pharmazeutische-zeitung....bb9oq4m9WquDYU
Bạn nào thích, có thể dùng cola thử chơi. Tôi chưa thử vì sợ nhìn thấy hai vạch đỏ. Nhát gan!
*
**
Bản tin của tạp chí Dược phẩm – Đức:
🔴Xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm nhanh) cho dương tính giả từ cola
Nước ngọt có thể gây kết quả dương tính giả trong xét nghiệm kháng nguyên Covid-19. Người ta thường xuyên nghe những tin như vậy. Đại học Liverpool hiện đã kiểm tra các loại đồ uống khác nhau và công bố kết quả nghiên cứu của họ.
Mục tiêu của nhóm nghiên cứu do Dr. Louise Oni từ Đại học Liverpool đã kiểm tra một cách có hệ thống một số loại nước ngọt, để xác định xem liệu chúng có thể thực sự gây ra kết quả dương tính giả trong các xét nghiệm kháng nguyên Covid-19 hay không. Họ đã kiểm tra 14 loại đồ uống, một loại nước khoáng và 13 loại nước ngọt - từ Coca Cola, nước ép trái thơm và trái táo đến Sprite và Fanta. Họ cũng tạo ra dung dịch nước từ bốn viên đường hóa học và sử dụng chúng để kiểm tra xét nghiệm kháng nguyên. Ngoài kết quả thử nghiệm, Oni và các đồng nghiệp cũng xem xét kỹ giá trị pH của mẫu sử dụng, hàm lượng đường và các thành phần.
Kết quả: Nếu xét nghiệm nhanh được thực hiện với nước khoáng thay vì lấy mẫu tăm bông ngoáy mũi hoặc họng, các nhà nghiên cứu đã nhận được kết quả âm tính. Theo công bố trên một ấn phẩm, một số loại nước ngọt có thể tác động gây kết quả dương tính giả. Bởi vì mười trong số 13 loại đồ uống khác đã cho kết quả dương tính hoặc dương tính yếu. Ba mẫu cho kết quả không hợp lệ. Đây chủ yếu là đồ uống với nước ép trái cây đậm đặc. Bốn chế phẩm có đường hóa học cũng đều cho kết quả xét nghiệm âm tính.
Người ta vẫn chưa thể giải thích rõ ràng, vì sao có những kết quả dương tính giả. Đầu tiên, người ta nghĩ đến tính axit của nước ngọt. Nếu các protein trong xét nghiệm bị phân hủy, từ đó có thể hình thành các vị trí liên kết mới đối với các hạt màu. Tuy nhiên, một nghiên cứu nhỏ khác đã chỉ ra, không có mối tương quan rõ ràng giữa giá trị pH và kết quả xét nghiệm (dương tính hoặc dương tính yếu). Mối liên hệ với nồng độ đường cũng không thể được chứng minh. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Liverpool cho biết cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá xem chất bảo quản hoặc các thành phần khác có ảnh hưởng đến hiệu suất thử nghiệm hay không. Ngoài ra, mức độ tồn đọng lượng đường trong vòm miệng từ nước ngọt có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm cũng cần được điều tra.
Do đó, khuyến cáo là, nên thực hiện xét nghiệm nhanh nước bọt vào buổi sáng trước khi tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống.
Tác giả: Thuỷ Hương