Một chiếc băng game được bán với giá hơn 1,5 triệu USD khiến báo giới xôn xao, nhưng đó không phải chuyện hiếm trong thế giới game.
Ngày 11/7, băng Super Mario 64 đă được bán với giá 1.560.000 USD khiến báo giới xôn xao. Giá trị này đă phá kỷ lục băng game đắt nhất thế giới do The Legend of Zelda lập ra vào ngày 9/7 với giá 870.000 USD.
Thực tế, đây không phải câu chuyện hiếm trong thế giới game, vốn luôn sôi động với các loại băng đĩa, vật phẩm ảo lẫn thật được bán với giá lên tới hàng trăm ngh́n USD.
Tất nhiên, băng Super Mario 64 cũng có một vài điểm đặc sắc để khiến người mua chấp nhận bỏ ra tới hơn 1,5 triệu USD để sở hữu nó.
Băng chưa bóc
Theo thẩm định, băng Super Mario 64 được bán là loại chưa bóc, được bảo quản bởi Wata theo chất lượng 9,8/10, A++/A++. Nghĩa là, t́nh trạng của băng được bảo quản gần như mới so với thời điểm ban đầu.
Super Mario 64 là game được phát hành trên hệ máy Nintendo 64 vào năm 1996. Ở thời điểm phát hành, game có giá khoảng 60 USD và đă bán được hơn 11 triệu bản, trở thành game bán chạy nhất trên hệ máy Nintendo 64.
Băng Super Mario 64 chưa bóc và hiện được bảo quản trong hộp Wata.
Như vậy, giá trị của Super Mario 64 nằm ở tính phổ biến của tṛ chơi này, cũng như độ bảo quản kỹ càng của người bán.
Nhưng ngay cả với các băng Super Mario 64 đă qua sử dụng, giá trị của nó ngày nay cũng không dưới 60 USD, tức tương đương một game bom tấn AAA. Lư do v́ Nintendo là nhà sản xuất độc quyền các loại băng này, góp phần thổi giá băng game lên gấp nhiều lần.
Công nghệ dùng đầu băng (cartridge) đă được Nintendo dùng trong suốt một thời gian dài thay v́ dùng đầu đĩa (disc), kéo dài từ hệ máy điện tử bốn nút (NES), đĩa mềm (SNES) cho đến khi máy GameCube ra đời.
Điều thú vị là máy SNES nguyên gốc dùng đầu băng, nhưng các máy lậu từ Trung Quốc đă cải tiến chuyển sang sử dụng đĩa mềm để chơi game crack.
V́ thế, việc Nintendo sử dụng công nghệ đầu băng đă góp phần thổi giá các băng game cũ lên nhiều lần.
Game 3D đầu tiên
Thành công rực rỡ của Super Mario 64 là nhờ đây là phiên bản game 3D đầu tiên của ḍng game trứ danh Super Mario Bros. Nên nhớ, Mario thời điểm đó đă là một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà c̣n trên toàn cầu nhưng tất cả đều chỉ dưới dạng h́nh ảnh 2D.
Cho đến Super Mario 64, người chơi mới được nh́n ngắm trọn vẹn nhân vật nấm lùn Mario cùng cảnh quan môi trường dưới dạng đồ họa 3D, một điều có ư nghĩa vô cùng đặc biệt với game thủ trên khắp thế giới ở thời điểm đó.
Để so sánh, game bán chạy nhất trên hệ máy PlayStation 1 cùng thời đó là Gran Turismo cũng bán được hơn 10 triệu bản, nhưng dùng loại đĩa CD. Và đồ họa của Gran Turismo cũng rất hạn chế, 3D khóa góc nh́n.
V́ thế, Super Mario 64 có thể xem là một sự đột phá vào thời điểm năm 1996, dù hệ máy Nintendo 64 không quá thành công nếu so sánh với đối thủ PlayStation 1.
Vậy người mua sẽ làm ǵ với một băng game chưa bóc? Đương nhiên, họ sẽ không bóc ra để chơi thử mà dùng làm đồ sưu tầm. C̣n nếu muốn giải trí trên một hệ máy đă quá cổ, cách đơn giản nhất hiện nay là dùng giả lập (emulator) trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.