Vaccine của công ty CanSino, vừa được cấp bằng sáng chế, dùng virus vô hại chở một đoạn gene của nCoV vào tế bào người, giúp người tạo ra vũ khí miễn dịch.
Ngày 11/8, cơ quan quản lư dược phẩm Trung Quốc cấp bằng sáng chế cho Ad5-nCoV, loại vaccine đang trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Vaccine được phát triển bởi CanSino và Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc.
Vaccine được phát triển dựa trên công nghệ vector. Các nhà khoa học sử dụng một loại virus vô hại, như cảm lạnh, làm "chất mang" đưa protein của nCoV vào cơ thể. Virus cảm không ảnh hưởng xấu đến cơ thể, bởi đă mất đi gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên.
Nó đóng vai tṛ vector, "định hướng" cho hệ miễn dịch của người chống lại mầm bệnh. Sau khi tiêm chủng, các protein của nCoV di chuyển đến hạch bạch huyết. Hệ miễn dịch nhận diện nó và tạo ra các kháng thể hoặc tế bào T đặc hiệu chống lại mầm bệnh.
Vaccine này mô phỏng quá tŕnh nhiễm trùng tự nhiên, v́ vậy có khả năng kích thích hệ miễn dịch rất hiệu quả. Hăng dược Johnson & Johnson đă phát triển vaccine ngừa HIV và Ebola bằng phương pháp trên. Cả hai được chứng minh là an toàn trên người.
Chuyên gia của CanSIno cầm mẫu thử vaccine Covid-19 tại phỏng thí nghiệm ở Thượng Hải, ngày 29/1. Ảnh: Xinhua
Công nghệ này cũng được Nga sử dụng đề điều chế vaccine Sputnik V, vừa trải qua phê duyệt hôm 11/8. Tuy nhiên, nước này sử dụng tới hai loại vector để thông di truyền của nCoV vào cơ thể. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ dùng đến một loại vector.
Ngày 22/5, Ad5-nCoV được báo cáo là có thể tạo miễn dịch ở người trong ṿng 28 ngày sau liều tiêm. Các tế bào T được huy động cấp tốc để diệt trừ mầm bệnh sau khoảng 14 ngày. Phản ứng bảo vệ đạt cao nhất vào ngày thứ 28 đối với người trưởng thành, khoẻ mạnh.
Tháng 7 vừa qua, tạp chí Y khoa Lancet công bố bằng chứng về khả năng miễn dịch và độ an toàn của vaccine. Các thử nghiệm được thực hiện trên người trưởng thành (18 tuổi trở lên), khoẻ mạnh. Thử nghiệm giai đoạn hai có nhóm đối chứng và mù đôi. Tức là cả bác sĩ lẫn t́nh nguyện viên đều không biết ḿnh phát/nhận vaccine hay giả dược. Đây được coi là "điểm vàng" của nghiên cứu lâm sàng.
Trong tất cả các thử nghiệm, người dùng đều được tiêm một liều vaccine.
Tuy nhiên, công nghệ của Trung Quốc và Nga cũng có những mặt hạn chế. Khi người dùng đă sinh kháng thể với chính virus vector đóng vai tṛ "chất mang", vaccine có thể không phát huy tác dụng.
Trong các thử nghiệm sắp tới ở Canada, CanSino đă bổ sung một mũi tiêm tăng cường cho các t́nh nguyện viên, mục đích thúc đẩy phản ứng miễn dịch c̣n yếu ớt của những người đă có sẵn kháng thể với virus vector.
Người đứng đầu dự án phát triển vaccine tại Trung Quốc là Chen Wei, thiếu tướng của Quân đội Giải phóng quân, người đứng đầu Viện Khoa học Quân sự nước này. Bà và đồng nghiệp là những người thử nghiệm các liều tiêm đầu tiên. Trước đó, Quân uỷ Trung ương Trung Quốc đă cho phép quân đội nước này sử dụng vaccine để ngừa Covid-19.