New Delhi tin rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ t́m cách chen chân vào Ấn Độ Dương để thực hiện tham vọng trở thành siêu cường toàn cầu.
Trước nhu cầu cấp thiết của Ấn Độ, MH-60R - các trực thăng săn ngầm do Mỹ chế tạo – dự kiến sẽ được chuyển giao cho New Delhi ngay đầu năm tới. Những chiếc trực thăng này hứa hẹn sẽ giúp Ấn Độ giám sát sự hiện diện ngày càng gia tăng của tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă tổ chức cuộc họp báo hồi đầu năm nay để tuyên bố về thỏa thuận trực thăng. Cụ thể, theo thỏa thuận công bố hồi tháng Hai, 24 chiếc trực thăng MH-60R sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ.
Ấn Độ đă đặt mua 24 trực thăng Sikorsky MH-60R để thực hiện nhiệm vụ săn tàu ngầm ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Lockheed Martin
"Thỏa thuận này nằm trong khuôn khổ chương tŕnh cung cấp thiết bị quân sự cho nước ngoài. Phía Mỹ đang nỗ lực đẩy nhanh thời gian chuyển giao. Chúng tôi có đủ khả năng làm điều đó và dự kiến sẽ bắt đầu các đợt chuyển giao đầu năm tới" - William L Blair, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của chi nhánh Lockheed Martin Ấn Độ cho hay.
Trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Blair cho biết ông cũng cảm thấy cần khẩn trương chuyển giao những chiếc trực thăng này cho đối tác. Những chiếc trực thăng cung cấp cho Ấn Độ sẽ có động cơ rời, các loại tên lửa chuyên biệt và ngư lôi Mk-54.
New Delhi giám sát chặt chẽ động thái của TQ ở Ấn Độ Dương
Tờ Hindustan Times cho hay, Hải quân Ấn Độ đă tăng cường các hoạt động giám sát tại Vùng Ấn Độ Dương (IOR) – khu vực mà họ tin rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ t́m cách chen chân vào để thực hiện tham vọng trở thành siêu cường toàn cầu.
Theo một sĩ quan cấp cao của Ấn Độ, để đối phó với viễn cảnh này, trong hai tháng qua New Delhi đă t́m tới những quốc gia láng giềng ở IOR, như Maldives, Mauritius, Seychelles, Madagascar và các lực lượng hải quân có cùng lập trường như Mỹ-Nhật để kêu gọi ngăn Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua việc thiết lập thêm nhiều căn cứ ngoài lănh thổ.
"Chắc chắn rằng Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ t́m đến IOR nếu họ muốn trở thành siêu cường toàn cầu. Họ đang mở ra nhiều con đường dẫn tới Ấn Độ Dương để vượt qua ‘Thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca’ (điểm yếu chiến lược của Trung Quốc)" – Vị sĩ quan cho hay.
Thông tin trên được đưa ra trong thời điểm căng thẳng Trung-Ấn đang dâng cao ở đông Ladakh – nơi binh lính hai phía đang mắc kẹt trong cuộc đối đầu căng thẳng ở biên giới và xung đột dọc Đường kiểm soát thực tế (LOC), cũng như trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng quân sự hóa Biển Đông.
"Thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca" đề cập tới nỗi lo sợ của Trung Quốc rằng các cường quốc hải quân sẽ kiểm soát eo biển Malacca nằm giữa Malaysia-Indonesia và làm gián đoạn các tuyến đường cung ứng quan trọng. Một lượng lớn (hơn 80%) sản lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc hiện nay cần được vận chuyển qua eo biển này.
Một sĩ quan hải quân giấu tên của Ấn Độ cho biết, các tuyến đường khác mà Trung Quốc có thể t́m kiếm để tiến vào Ấn Độ Dương sẽ nằm xa hơn về phía nam Malacca, bao gồm các eo biển Sunda, Lombok, Ombai và Wetar.
"PLAN sẽ triển khai lực lượng vào Ấn Độ Dương một khi sức mạnh của họ vượt qua một ngưỡng nhất định" – Đô đốc về hưu Arun Prakash của Hải quân Ấn Độ cho hay.
Ấn Độ đang giám sát chặt chẽ những động thái hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hải quân Trung Quốc không tiến vào Ấn Độ Dương. Các tàu chiến của hải quân Ấn Độ đă liên tục giám sát để kịp thời phát hiện bất cứ động thái bất thường nào.
Theo dự đoán của tạp chí Forbes, nếu Hải quân Trung Quốc có kế hoạch mạo hiểm tiến vào Ấn Độ Dương th́ các tàu ngầm Type 095 sẽ là sự thúc đẩy lớn đối với năng lực của họ. Chúng dự kiến sẽ có kích cỡ lớn hơn nhiều các tàu ngầm của Trung Quốc hiện nay và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tầm xa hơn.
VietBF @ Sưu tầm