Trung Quốc đang kêu gọi mở hội nghị Bộ Chính trị bàn về quyền lực của Tập Cận Bình? Đảng của ông Tập đang gây sóng gió chính trị vì dịch virus Vũ Hán. Sau chuyện “thái tử Đảng” Nhậm Chí Cường bị thanh trừng “mất tích”, mới đây ông Trần Bình (Chen Ping) SUN TV đã chuyển tiếp “Thư kiến nghị” chung được cho là do một số quan chức cấp cao TQ và nguyên lão nghỉ hưu khởi xướng, theo đó yêu cầu mở Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng thảo luận về vấn đề giải nhiệm Tập Cận Bình.
Trần Bình, người sáng lập SUNTV (phải) (Hình: Epoch Times).
Hôm 1/4, ông Trần Bình đã phá vỡ một thập niên kín tiếng khi thông qua một video đăng trên YouTube để giải thích nguyên nhân truyền phát bức thư kiến nghị. Sau đó Đài Á Châu Tự do (RFA) đã có một cuộc phỏng vấn độc quyền với ông.
Theo RFA, trong cuộc phỏng vấn, ông Trần Bình cho biết dư luận đang rất quan tâm đến việc ông công bố bức thư, chủ yếu là vì bức thư đại diện cho một xu hướng dư luận, nhưng xu hướng này có thể đại diện nhiều hơn cho lợi ích của một nhóm quyền lợi.
Ông Trần Bình cho biết, đề nghị của bức thư về việc tổ chức hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị là không thể xảy ra. Hệ thống hiện hành khiến điều này không thể xảy ra. Nói chung, đó là một hội nghị nội bộ của Đảng để giải quyết xung đột nội bộ, hoặc để giải quyết vấn đề chức vụ của người lãnh đạo, ở góc độ nhất định có thể xem là cuộc đảo chính nội bộ. Nhưng vấn đề là tại sao họ lại cố tình công khai ra ngoài trước? Đáng lý phải thực hiện trong bí mật.
Tuy nhiên, ông Trần Bình thừa nhận bức thư cho thấy có những vấn đề liên quan đến “xu hướng chính trị”. Ông cho rằng sự thay đổi là không thể tránh khỏi, vẫn đang diễn ra; nhưng loại thay đổi này là dạng thay đổi trong trạng thái tương đối ổn định.
Ông Trần Bình chỉ ra nếu chúng ta không xem xét tầng lớp rộng lớn và tất cả các khía cạnh liên quan thì không thể tưởng tượng được có thay đổi gì ở Trung Quốc. Vì ĐCSTQ có 90 triệu đảng viên, trong đó ít nhất 70 triệu đảng viên cảm thấy có lợi ích trong hệ thống này. Đồng thời, tầng lớp mạnh thứ hai ở Trung Quốc Đại Lục là tầng lớp doanh nhân, lớp người này phát triển dựa vào Trung Quốc Đại Lục nên tất nhiên họ hy vọng vào Trung Quốc Đại Lục: Thứ nhất là mong có chuyển biến tốt hơn, thứ hai là họ cũng muốn quyền lực phải được kiểm soát. Nhưng trên tất cả những điều này, họ cũng hy vọng không xảy ra loạn lạc.
Ông chỉ ra cả giới chính trị, doanh nghiệp và tư bản Mỹ cũng hy vọng rằng Trung Quốc Đại Lục sẽ ngày càng tiếp cận gần gũi các giá trị phổ quát, không muốn xảy ra bất ổn loạn lạc.
Về việc liệu ông Tập Cận Bình có giữ được quyền lực hay không, ông Trần Bình cho rằng: Cả hai khả năng là Tập Cận Bình bị hạ bệ hay bị buộc phải thay đổi đều có thể xảy ra. Nhưng bất kể khả năng nào thì vấn đề cũng cho thấy làn sóng ngầm khuynh hướng được tiết lộ trong bức thư này, khiến mọi người nhận ra rằng đất nước này nên đi theo hướng nào.
Cho dù ông Trần Bình không loại trừ khả năng có thể ông Tập Cận Bình thúc đẩy quá trình chuyển đổi theo hướng dân chủ, nhưng ông cũng cho biết không hy vọng nhiều vào khả năng này, cho dù ông Tập là người có hoài bão mơ mộng.
Phóng viên hỏi: Nhưng hoài bão mơ mộng của ông ấy (Tập Cận Bình) là hoài bão xã hội lý tưởng kiểu Utopia hay là giấc mơ dân chủ?
Trần Bình đáp: Hoài bão mơ mộng là có thể làm gì đó thay đổi.
Theo nhiều thông tin chỉ ra, trên mạng internet lan truyền một bức thư kiến nghị có đánh dấu nơi đăng tải là WeChat của Chủ tịch Trần Bình của Tập đoàn Truyền hình Sun (Sun Television Cybernetworks Enterprise). Thư kiến nghị nặc danh này liệt kê các chủ đề cần tổ chức thảo luận tại cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị ĐCSTQ, bao gồm cả tình hình nghiệt ngã của dịch bệnh hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc và các mối quan tâm quốc tế, qua đó kêu gọi khẩn cấp tổ chức hội nghị Bộ Chính trị mở rộng để thảo luận vấn đề liệu ông Tập Cận Bình có còn phù hợp tiếp tục các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương hay không.
Trả lời phỏng vấn của Đài RFA, ông Ngô Cường (Wu Qiang) cựu giảng viên chính trị tại Đại học Thanh Hoa cho biết, dường như thư kiến nghị này là một phản ứng liên quan đến sự kiện gần đây ông chủ bất động sản Nhậm Chí Cường bị quản chế vì liên quan đến một bài viết nói về ông Tập: Ban đầu là cơ sở cầm quyền của ông Tập hoặc của thế hệ Đỏ thứ hai ủng hộ ông Tập cầm quyền, cho rằng dường như họ đang cùng ông Tập đi ngày càng xa.
Trong trả lời phỏng vấn Đài VOA vào ngày 23/3, ông Trần Bình cho biết ông đã nhận được thư kiến nghị trong nhóm WeChat, vì cảm thấy kiến nghị ôn hòa và hợp lý nên thuận tay chuyển tiếp mà không biết danh tính của người khởi xướng kiến nghị.
Ông cho biết sở dĩ thư kiến nghị này nhận được quan tâm lớn là vì Trung Quốc đang trong lúc xảy ra nhiều vấn đề nên có thể lá thư phản ánh suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là những người trong ĐCSTQ.
Hiện nay vẫn chưa có ai xác nhận là người khởi xướng.
Ông Tân Hạo Niên (Xin Diannian), một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và là học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia (Mỹ), đã chuyển tải lại bức thư ngỏ trên Twitter và cho biết tán thành việc ông Tập Cận Bình thoái vị, nhưng vấn đề vai trò lịch sử của ĐCSTQ còn hay không, không phải vấn đề của cá nhân ông Tập!
Chuyên gia về lịch sử Trung Quốc Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua) từng là phó giáo sư tại Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh cũng cho rằng không thể còn bất kỳ hy vọng nào đối với chế độ này, lối thoát duy nhất là giải tán nó, chỉ có vậy thì Trung Quốc mới trở lại bình thường như các xã hội khác. Nhìn chung bộ máy chính trị các nước đều tương đối hoàn thiện, có dân chủ, pháp trị, đi theo các giá trị phổ quát… Nhưng chừng nào Trung Quốc còn trong cai trị của ĐCSTQ thì không thể có khả năng như vậy. Chừng nào vẫn còn ĐCSTQ thì cho dù thay lãnh đạo khác cũng chỉ giống như thay thang không thay thuốc.
Bà Lý Nguyên Hoa nói: “Ông Tập Cận Bình không thể thay đổi được thể chế chính trị. Bất kể kẻ lên thay như thế nào, là Tập Cận Bình hay Lý Cận Bình, hay bất cứ ai cũng vậy mà thôi, vì vấn đề là ở thể chế chính trị này, kẻ nào lên để bảo vệ thể chế này thì chỉ có làm những chuyện tệ hại, ác ôn. Vì đây là cái thể chế ác quỷ, chống lại loài người.”
VietBF@ sưu tầm.