Giới chức t́nh báo liên tục cảnh báo về nguy cơ bùng phát đại dịch từ tháng 1, nhưng cả Nhà Trắng và quốc hội Mỹ đă coi nhẹ và không phản ứng kịp thời khiến dịch bùng phát trên toàn nước này.
Bộ trưởng Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh Mỹ Alex Azar. Ảnh: AFP.
Washington Post cho biết các cơ quan t́nh báo Mỹ đă đưa ra cảnh báo bí mật đáng quan ngại vào từ tháng 1 và tháng 2 về mối nguy hiểm mà virus corona có thể gây ra trên phạm vi toàn cầu, theo một nguồn tin từ chính phủ Mỹ.
Báo cáo của giới chức t́nh báo không đưa ra dự đoán về thời gian virus corona xâm nhập vào đại lục nước Mỹ hay đưa ra khuyến nghị về những bước đi cụ thể cơ quan y tế Mỹ nên thực hiện, ngoại trừ các khuyến nghị thuần túy về mặt t́nh báo.
Báo cáo nguy cơ đại dịch có từ lâu
Ngay từ giữa tháng 1, các chuyên gia y tế cộng đồng Mỹ đă chỉ trích Trung Quốc v́ phản ứng quá chậm trễ trước sự bùng phát của virus corona, bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán.
Các chuyên gia nhận định thời điểm vàng để ngăn chặn sự bùng phát đă bị bỏ qua.
Các báo cáo lần theo con đường virus lây lan tại Trung Quốc, sau đó tới các quốc gia khác. Trong báo cáo, giới chức t́nh báo Mỹ cảnh báo Bắc Kinh đă cố ư nói giảm mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát virus corona.
Trong cuộc họp báo hôm 20/3, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ dân sinh Alex Azar cho biết giới chức Mỹ đă được cảnh báo về virus corona sau cuộc thảo luận của Cơ quan Kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh Mỹ với đối tác Trung Quốc hôm 3/1.
Số lượng cảnh báo mà các cơ quan t́nh báo Mỹ đưa ra tăng lên vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2. Vào thời điểm đó, các báo cáo của Văn pḥng Giám đốc Cơ quan t́nh báo quốc gia (NSA) và CIA phần lớn liên quan tới Covid-19.
Các cảnh báo tăng lên trùng với thời điểm Thượng nghị sĩ Richard Burr bán hàng chục cổ phiếu trị giá từ 628.000 USD tới 1,72 triệu USD. Với cương vị chủ tịch Ủy ban T́nh báo Thượng viện, ông Burr nắm giữ hầu như tất cả báo cáo mật về virus corona. Hôm 20/3, Thượng nghị sĩ Burr đă lên tiếng bào chữa khi cho biết ông bán các cổ phiếu thuần túy dựa trên thông tin công khai.
Giới chuyên gia t́nh báo nhận định các báo cáo vẽ bức tranh sớm về việc virus corona có những đặc điểm có thể trở thành đại dịch toàn cầu để từ đó chính phủ có thể chuẩn bị sẵn các biện pháp đối phó.
Một số ư kiến chỉ trích Nhà Trắng cũng như quốc hội Mỹ không kịp thời có biện pháp ứng phó, cho tới khi t́nh h́nh trở nên nghiêm trọng ở Mỹ.
Một quan chức Mỹ có cơ hội tiếp cận các báo cáo cho biết các tài liệu này đă được chuyển tới cả Nhà Trắng và quốc hội Mỹ.
"Tổng thống Trump có thể không lường trước được (đại dịch), nhưng nhiều người khác trong chính phủ th́ có, họ chỉ không thể khiến ông ấy làm bất cứ điều ǵ để đối phó", quan chức giấu tên nói.
Trước thông tin về cáo báo cáo t́nh báo nêu trên, CIA và văn pḥng giám đốc Cơ quan t́nh báo quốc gia đă từ chối b́nh luận. Tuy nhiên, phát ngôn viên Nhà Trắng đă bác bỏ các chỉ trích đối với phản ứng của chính quyền Tổng thống Trump.
"Tổng thống Trump đă thực hiện những biện pháp mạnh mẽ lịch sử để bảo vệ sức khỏe, sự thịnh vượng và an toàn của người dân Mỹ, ông ấy đă làm vậy, trong khi giới truyền thông và đảng Dân chủ lựa chọn chỉ tập trung vào cuộc luận tội phi pháp mang tính chính trị ngu ngốc", phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley nói.
Các quan chức Mỹ lên tiếng cảnh báo
Một nhiệm vụ then chốt của các nhà phân tích trong thời gian dịch bệnh bùng phát là xác định khả năng cơ quan y tế các nước nói giảm tác động thực sự của sự bùng phát, hay thậm chí che giấu khủng hoảng y tế cộng đồng, theo đánh giá của một cựu quan chức t́nh báo.
Tại Bộ Ngoại giao Mỹ, các quan chức lần theo các báo cáo về dịch bệnh trong lo âu. Một quan chức cho biết dấu hiệu về khủng hoảng y tế cộng đồng trở nên rơ rệt và được thảo luận trong một cuộc họp vào tuần thứ 3 của tháng 1, khi giới ngoại giao Mỹ được di tản khỏi Vũ Hán.
Tuy nhiên, tại Nhà Trắng, các cố vấn gặp nhiều khó khăn để thuyết phục Tổng thống Trump coi virus corona là vấn đề nghiêm trọng, theo miêu tả của nhiều quan chức tham gia các cuộc họp cùng giới cố vấn và Tổng thống Trump.
Hai quan chức cho biết Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ dân sinh Azar không thể trao đổi trực tiếp với ông Trump để cảnh báo về virus corona măi cho tới ngày 18/1. Tuy nhiên, khi trao đổi qua điện thoại, Tổng thống Trump đă ngắt lời ông Azar để hỏi về vấn đề thuốc lá điện tử.
Ngày 27/1, quyền Chánh văn pḥng Nhà Trắng Mick Mulvaney cùng các cấp dưới đă phải vất vả để các quan chức cấp cao dành sự chú ư đối với virus corona. Joe Grogan, người đứng đầu Hội đồng chính sách đối nội Nhà Trắng, khẳng định chính quyền cần quan tâm nghiêm túc hơn đối với virus corona, hoặc vấn đề này sẽ khiến ông Trump thất bại trong cuộc tái tranh cử.
Grogan khẳng định việc đối phó với virus corona sẽ chi phối đời sống người Mỹ trong nhiều tháng.
Ông Mulvaney sau đó bắt đầu triệu tập các cuộc họp thường xuyên hơn. Tuy nhiên, trong các cuộc họp ngắn, Tổng thống Trump bỏ qua các cảnh báo bởi không tin virus có thể lan rộng khắp nước Mỹ.
Đầu tháng 2, Grogan cùng nhiều quan chức lo ngại các cuộc xét nghiệm khi đó chưa được tiến hành đầy đủ để xác định tỷ lệ lây nhiễm thực sự của virus corona. Các quan chức khác, gồm Phó cố vấn an ninh quốc gia Matthew Pottinger, bắt đầu kêu gọi có các phản ứng mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn tỏ ra khó thuyết phục và khẳng định với người Mỹ rằng virus corona sẽ không thể tàn phá nước Mỹ như nó đă xảy ra tại các quốc gia khác.
"Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ ổn thôi. Khi chúng ta bước vào tháng 4, thời tiết ấm áp hơn sẽ có tác động tiêu cực đối với virus corona. Virus corona được kiểm soát tốt ở Mỹ. Thị trường chứng khoán rất hứa hẹn đối với tôi", ông Trump nói hôm 19/2.
Nhưng trước đó, vào đầu tháng 2, Thứ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ dân sinh Mỹ Robert Kadlec đă gửi một thông điệp hoàn toàn khác tới Ủy ban T́nh báo Thượng viện trong cuộc họp về virus corona và tác động y tế toàn cầu.
Ông Kadlec cảnh báo virus sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng toàn cầu. Dù không đưa ra khuyến nghị cụ thể, Thứ trưởng Kadlec cảnh báo người Mỹ cần có các biện pháp pḥng ngừa, có thể làm gián đoạn cuộc sống thường nhật, nhằm đi trước và giảm nhẹ tác động của virus.
"T́nh h́nh rất đáng báo động", ông Kadlec nói.
Nhà Trắng hành động quá chậm
Phản ứng của Tổng thống Trump từ khi dịch bệnh xuất hiện thường xuyên đi ngược lại cảnh báo của Bộ Y tế Mỹ, dường như nhằm xoa dịu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, người mà ông Trump tin rằng đang cung cấp thông tin đáng tin cậy về t́nh h́nh dịch bệnh ở Trung Quốc.
Niềm tin này được cho là khó hiểu khi các báo cáo của giới chức t́nh báo Mỹ đề nhận định Trung Quốc không hoàn toàn minh bạch về mức độ khủng hoảng do virus corona gây ra.
Một số cố vấn đă cảnh báo Tổng thống Trump việc Bắc Kinh không cung cấp số liệu chính xác người nhiễm bệnh hoặc tử vong.
Các quan chức Mỹ cho rằng Nhà Trắng đáng lư cần thúc ép Bắc Kinh minh bạch hơn, thay v́ tán dương công khai như cách Tổng thống Trump đă làm.
"Trung Quốc đă làm việc rất nỗ lực để kiểm soát virus corona. Nước Mỹ đánh giá cao nỗ lực và sự minh bạch của họ. Mọi việc sẽ tốt đẹp. Thay mặt người dân Mỹ, tôi xin cảm ơn Chủ tịch Tập", Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 24/1.
Một số cố vấn khuyến nghị ông Trump cứng rắn hơn với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh từ chối cho phép chuyên gia của CDC Mỹ tới khảo sát tại nước này.
Trong một cuộc họp vào tháng 2, Tổng thống Trump cho biết không thể cứng rắn với Bắc Kinh bởi có nguy cơ Trung Quốc sẽ không chia sẻ thông tin và cách nước này đang xử lư dịch bệnh.
Sau đó, chính quyền Trump đă thay đổi cách tiếp cận và chính thức cấm người nước ngoài từng tới Trung Quốc trong ṿng 14 ngày nhập cảnh vào Mỹ từ 3/2, bước đi mà ông tự tán dương là nhằm bảo vệ người Mỹ khỏi virus corona.
Ông Trump tuyên bố công khai Trung Quốc không thành thật về tác động của virus corona. Mặc dù vậy, lệnh cấm nhập cảnh không được thi hành đồng bộ với các bước đi cần thiết khác để chuẩn bị cho kịch bản virus corona lây nhiễm cho công dân Mỹ với số lượng lớn.
Khi dịch bệnh lan rộng ra ngoài Trung Quốc, các cơ quan t́nh báo Mỹ đă truy dấu các đợt bùng phát tại Iran, Hàn Quốc, Đài Loan, Italy và các nước khác ở châu Âu.
Thông tin chuyển tới Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ gồm các thông tin công khai và cả các báo cáo mật.
Khi ca nhiễm virus corona đầu tiên được phát hiện tại Mỹ, Tổng thống Trump vẫn khẳng định virus corona chỉ là vấn đề nhỏ đối với nước này.
Tới ngày 25/2, quan chức cấp cao của CDC Mỹ lên tiếng cảnh báo virus corona dường như đă lây lan rộng trong cộng đồng tại Mỹ, đồng thời cho biết các biện pháp phản ứng sẽ gây gián đoạn "nghiêm trọng" cuộc sống thường nhật.
Ông Trump khi đó lập tức triệu hồi Bộ trưởng Y tế Azar khi đó đang thăm Ấn Độ, đồng thời phàn nàn quan chức CDC gây hoang mang cho thị trường chứng khoán.
Chỉ tới khi được chứng kiến các dữ liệu cụ thể về sự lây lan của virus corona tại các nước châu Âu và nghe báo cáo trực tiếp từ Deborah Birx, điều phối viên trưởng nhóm công tác về virus corona của Nhà Trắng, cũng như từ các quan chức cấp cao sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, Tổng thống Trump mới thay đổi các phát biểu về đại dịch.
Nhưng ở thời điểm đó, dịch bệnh đă thực sự lan rộng khắp nước Mỹ.