Có vẻ như hầu hết mọi người nghĩ Trái Đất chỉ có 1 Mặt Trăng xoay quanh. Tuy nhiên c̣n có một thiên thể khác bay quanh hành tinh của chúng ta theo quỹ đạo. Tuy nhiên, kích thước của "Mặt Trăng thứ 2" này chỉ to bằng một chiếc xe ô tô.
Trái Đất đang có thêm một Mặt Trăng thứ 2? (Ảnh minh họa)
Tiểu hành tinh trên - có đường kính khoảng 1,8 đến 3,3 mét - được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu Kacper Wierzchos và Teddy Pruyne tại Đài thiên văn Catalina thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tại bang Arizona vào đêm 15.2.
"Tin cực lớn. Trái đất tạm thời có một vệ tinh mới, một Mặt Trăng mini có tên kư hiệu là 2020 CD3", Wierzchos viết trên Twitter.
Các nhà thiên văn học cho biết điều này là một "phát hiện lớn" v́ đây mới chỉ là tiểu hành tinh thứ 2 được biết đến quay quanh quỹ đạo Trái đất, sau tiểu hành tinh RH120 cũng được đài thiên văn Catalina phát hiện vào năm 2006.
“Hướng di chuyển của hành tinh này cho thấy nó đă đi vào quỹ đạo Trái đất từ cách đây 3 năm,” Wierzchos cho biết.
Trung tâm Theo dơi Tiểu hành tinh của Đài Thiên văn Smithsonian viết trong một bản tuyên bố rằng vật thể mới này "không có mối liên hệ nào với các vật thể nhân tạo từng được biết đến ngoài vũ trụ," nên nhiều khả năng đây là một tiểu hành tinh.
"Những phân tích về quỹ đạo cho thấy vật thể này đang tạm thời có quỹ đạo quay quanh Trái Đất," tuyên bố cho biết
Dù vậy, “hàng xóm” mới của Trái Đất bị cho là không có quỹ đạo ổn định và có thể sẽ không quay quanh hành tinh của chúng ta về lâu dài.
"Hành tinh này đang dần tách khỏi hệ thống quỹ đạo Mặt Trăng - Trái Đất, và có khả năng không c̣n có quỹ đạo quanh Trái Đất vào tháng 4 tới", Grigori Fedorets, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Queen's Belfast ở Bắc Ireland, cho biết trên tạp chí New Scientist.
Trước đó, một tiểu hành khác được phát hiện có quỹ đạo quay quanh Trái đất, có tên kư hiệu RH120, đă quay ṿng quanh hành tinh của chúng ta từ tháng 9.2006 đến tháng 6.2007.
VietBF Sưu Tầm