Sự lây lan của Covid-19 thời gian vừa qua đă khiến căn bệnh này có mặt trên mọi châu lục trừ Nam Cực. Cách thức lây của loại virus này khá nhạy cảm khi lây từ người sang người. Thế nên để giảm thiếu tối đa nguy cơ lây nhiễm, các chuyên gia y tế khuyên mọi người cần hạn chế thậm chí là cấm hôn, ôm
Năm 1439, Vua Henry VI ra lệnh cấm hôn nhau ở Anh để ngăn chặn sự lây lan bệnh tật trong vương quốc. Giữa t́nh h́nh phức tạp của dịch Covid-19 như hiện nay, nhiều cơ quan y tế cũng bắt đầu kêu gọi người dân hạn chế các hành động thân mật.
Các nhà dịch tễ học cho biết việc hạn chế tiếp xúc có thể giúp làm chậm sự tiến triển của Covid-19 - dịch bệnh hiện khiến hơn 80.000 người mắc và hơn 2.700 người chết trên thế giới.
"Người Mỹ nên cân nhắc trước khi ôm hoặc đập tay chào hỏi ai đó, người Pháp, Italy cũng nên hạn chế những nụ hôn má truyền thống của ḿnh", các chuyên gia khuyến cáo.
Michael Osterholm, chuyên gia về truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ), cũng nhận định: "Hạn chế tiếp xúc cơ thể là một trong số ít những việc mọi người có thể chủ động làm để giảm thiểu rủi ro. Nếu quốc gia bạn sinh sống đang có dịch virus corona th́ đây là một hành động đáng được khuyến khích".
Hạn chế tiếp xúc thân mật là cách để bảo vệ bản thân và người khác trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: Liu Ranyang/CNS.
Tại Italy, nơi Covid-19 đang bùng phát mạnh, Giorgia Nigri (36 tuổi) - nhà kinh tế học ở Rome - cho biết người dân đang hưởng ứng những lời kêu gọi này.
"Mọi người bắt đầu đề nghị nhau không hôn lên má như một lời chào hay tạm biệt nữa. Ban đầu tôi thấy hơi lạ và buồn nhưng nghĩ rộng hơn, nhất là giữa bối cảnh hiện nay, điều này là cần thiết", Nigri nói.
Một số nhà thờ tại Italy thậm chí c̣n ngừng việc ban bánh thánh vào miệng các con chiên, thay vào đó là đặt vào bàn tay của họ. Số khác hủy bỏ hoàn toàn các nghi thức này.
Các quan chức y tế ở Singapore, Ấn Độ, Nga và Iran đă công khai các khuyến nghị người dân hạn chế ôm, hôn và bắt tay.
"Tất nhiên mọi người không cần duy tŕ điều này suốt phần đời c̣n lại, hăy thực hiện đến khi dịch bệnh được dập tắt thôi", Cameron Oxford, giảng dạy tại Đại học Queen Mary ở London, Anh, nói.
Tại một số quốc gia như Nhật Bản, nghi thức chào hỏi chỉ là cúi đầu góp phần hạn chế sự lây lan của virus, các hành động tiếp xúc giữa đồng nghiệp hay đối tác cũng được hạn chế.
WHO khuyến cáo người dân không nên tiếp xúc thân mật với những người có triệu chứng bệnh và giữ khoảng cách ít nhất 1 m. Ảnh: Xinhua.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), người dân không nên tiếp xúc thân mật với những người có triệu chứng bệnh và giữ khoảng cách ít nhất 1 m. Chuyên gia Bruce Aylward của WHO được cử đến Vũ Hán cũng nhận định các biện pháp như giữ khoảng cách tiếp xúc và tự bảo vệ bản thân sẽ làm chậm sự lây lan virus.
Chuyên gia dịch tễ học Arnaud Fontanet tại Paris (Pháp) cũng khuyến nghị người dân lấy tay che miệng khi ho, sử dụng khăn giấy một lần và rửa tay thường xuyên.
Một số nhà khoa học hiện lo ngại virus corona có thể xuyên qua các khẩu trang thông thường do có kích thước rất nhỏ. Không giống dịch SARS và MERS, chúng không gây ra các triệu chứng rơ rệt ngay mà có thời gian dài ủ bệnh nên khó kiểm soát.
"Chống dịch Covid-19 đ̣i hỏi sự tham gia của mọi người chứ không riêng ǵ người ở vùng dịch hay các nhà khoa học. Chỉ cần có một người nhiễm bệnh cũng đủ gây hỗn loạn cả cộng đồng", giảng viên Cameron Oxford nói.
VietBF Sưu Tầm