Thập niên 2020 sẽ là thập niên của “tech” như Caroline Milanesi, một nhà phân tích về các công ty kỹ thuật cao của công ty tư vấn Creative Strategies nhận xét:
“Điều lớn nhất sẽ là nối mạng mọi chuyện. Tất cả mọi vật trong nhà – và chúng ta sẽ có thật nhiều máy quay video, nhiều micro, nhiều sensors.”
Nhưng điều mà các công ty kỹ thuật mong ước lại là một điều làm nhiều người e sợ.
Bảo vệ những bí mật trong đời sống riêng tư là điều mà tất cả các xă hội từ trước tới nay vẫn tôn trọng. Và mỗi khi có một cố gắng t́m cách theo dơi kiểm soát những ǵ người ta nói hoặc làm bên trong nhà ḿnh th́ nó đều tạo ra một phản ứng phản kháng.
Thế nhưng căn nhà này trở thành biên thùy mới nhất cho các công ty “tech” để thu thập các dữ liệu về chúng ta. Tất cả những vật dụng có nối mạng, từ chiếc loa hoạt động qua lệnh nói cho đến nhiệt kế kiểm soát qua “app” hoặc tất cả vật dụng nào có nối vào trong mạng internet đều là những tên theo dơi có giá trị cho công ty sản xuất vật dụng đó, nhà quảng cáo, và cả chính quyền hoặc cơ quan an ninh. Và tất cả những họat động theo dơi đó đều xói ṃn các quyền tự do căn bản của chúng ta.
Rất nhiều những vật dụng gọi là “thông minh” nay theo dơi từng hành động và lời nói của chúng ta. Quan trọng trong đó là loa Echo của Amazon với “cô” phụ tá Alexa và Google’s Home với “cô” giúp đỡ Assistant theo dơi những ǵ người ta nói chuyện và cất giữ những đoạn nói chuyện này gởi về kho chứa. Qua phân tích những đoạn thâu đó, các công ty có thể thu thập những dữ liệu về người ta sử dụng các thiết bị “thông minh” đó như thế nào để cải thiện cũng như để ảnh hưởng.
Cho đến nay có khỏang trên 100 triệu máy Alexa đă được bán ra, giúp cho Amazon trở thành công ty dẫn đầu trong lănh vực loa “thông minh” với khỏang 70% thị phần.
Nhưng Alexa phải chịu cạnh tranh của Google Assistants, Apple Siri, Microsoft Cortana và Facebook với các đại công ty này tranh nhau xâm nhập sâu vào trong cuộc đời của khách hàng, đặt micro vào đủ mọi thứ từ đồng hồ cho đến xe hơi và mọi thứ vật dụng trong nhà. Công ty tư vấn Juniper Research dự phóng rằng cho đến năm 2023 thị trường thế giới cho các loại loa “thông minh” sẽ đạt đến 11 tỷ đô la và sẽ có khỏang 7.4 tỷ vật dụng kiểm soát qua tiếng nói,
Những thiết bị này thu thập những tư liệu ǵ?
Ngoại trừ việc thâu tiếng nói thực hiện bởi Echo và Google Home, các tư liệu khác có thể bị thâu thập bao gồm bản đồ trang trí trong nhà (trong trường hợp máy hút bụi tự động) hay là một danh sách mỗi lần một bóng đèn hay một cái bếp được sử dụng.
Những dữ liệu này thoạt trông có vẻ tầm thường, nhưng khi đối chiếu với những tư liệu khác về bạn, nó có thể cho người ta biết rất nhiều về bạn. Một nguyên tắc đơn giản nhưng thật đúng là nếu có một thiết bị nào của bạn mà liên tục chuyển dữ liệu qua mạng internet th́ chắc chắn là nó thu thập để gởi về và hầu như chắc chắn là những dữ liệu này sẽ được chia sẻ chứ không chỉ được công ty thu thập nó sử dụng.
Amazon và Google biện hộ cho việc thu thập những dữ liệu này, nói rằng những kiến thức thu thập qua chúng giúp có thể đưa ra những khuyến cáo cụ thể cá nhân tỷ như nhắc nhở phải khóa cửa vào ban đêm, hoặc là một cái bếp có thể nhắc chủ là đến lúc cần phải gọi thợ đến bảo tŕ. Cố nhiên là các công ty cũng được lợi; những nhà thiết kế có thể qua đó nảy ra những ư kiến thiết kế sản phẩm mới hoặc cải thiện sản phẩm cũ. Nhưng phần lớn các công ty này đuợc lợi qua dùng nó để bán quảng cáo hoặc là giới thiệu sản phẩm.
Google chẳng hạn có thể dùng việc mua một chiếc TV có Google Assistant để khuyến dụ người ta mua thêm một cặp loa đi cùng với nó. Hay nhà sản xuất một nồi cơm “thông minh” có thể bán việc này cho siêu thị địa phương để siêu thị này gởi quảng cáo đến người mua này.
Việc các công ty chia sẻ các dữ liệu thu thập với các công ty khác là một điều làm người ta lo ngại nhưng nó không làm người ta lo ngại bằng việc nó chia sẻ các tin tức này với chính quyền. Cả Amazon và Google đều cho biết nhận được yêu cầu từ các cơ quan cảnh sát và an ninh tại Mỹ cũng như nhiều nước khác, kể cả Việt Nam, đ̣i cung cấp tin tức về những người sử dụng cho họ. Cả hai đều nói rằng họ từ chối, nhưng theo các luật gia th́ đây là một lănh vực xám v́ luật pháp cho đến nay không nói ǵ đến việc bảo vệ các dữ liệu này.
Việc các công ty xâm nhập sâu thêm vào đời sống riêng tư của cá nhân đă dẫn đến một số phản ứng. Liên Hiệp Âu Châu trong tiến tŕnh bảo vệ đời tư cá nhân đă thông qua quy định General Data Protection Regulation cho phép người sử dụng bắt buộc các công ty không được dùng các dữ liệu cá nhân của họ và phải hủy những tư liệu này nếu đă thu thập.
Một đạo luật của California có hiệu lực bắt đầu vào năm nay 2020 cũng đưa ra những bảo vệ tương tự cho người dân tại California.
Một số các tiểu bang khác bao gồm Illinois, Maryland, Massachusetts và New York cũng đang xét đến việc đưa ra những điều khỏan tương tự bảo vệ người sử dụng.
Tuy nhiên Quốc Hội Liên Bang cũng đang xét đến việc ra một đạo luật về sử dụng các dữ liệu này mà có thể thay thế các đạo luật của các tiểu bang.
Lê Mạnh Hùng