Hẳn là trong nhà nào cũng có một lọ dầu gió. Nếu chưa có thì nhất định bạn phải mua một lj. Lọ dầu gió nhỏ bé trong góc tủ không chỉ để bôi lúc say xe, muỗi đốt, mà còn có tác dụng vô cùng kỳ diệu.
Chẳng có ai xa lạ với lọ dầu gió nhỏ bé, có thể nhà bạn cũng luôn có sẵn một lọ dầu như vậy để ở một góc nào đó, thậm chí bị phủ bụi vì ít khi dùng đến. Nhưng theo kinh nghiệm Đông y, chỉ cần bạn nhớ đến nó và tận dụng nó vào việc chữa bệnh, thì hiệu quả sẽ vô cùng bất ngờ.
Chuyên gia Đông y cho rằng, lọ dầu gió tuy nhỏ như vậy nhưng lại và món đồ mỗi gia đình đều nên sắm, vốn được coi là “loại thuốc tốt số 1 Trung Quốc” vì không chỉ có nhiều tác dụng, mà còn tiện lợi, nhỏ bé, dễ mang theo.
Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa biết hết tác dụng của dầu gió, sau đây là những tác dụng kỳ diệu của dầu gió dành tặng cho bạn:
1. Phòng chống sốc nhiệt, say nắng
Mùa hè trời nắng nóng, người sức yếu đi trong thời tiết nắng nóng rất dễ dàng bị say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng.
Bôi một chút dầu gió lên nhân trung, huyệt thái dương có thể phòng tránh say nắng rất tốt.
Thậm chí, ngay cả sau khi bạn bị say nắng, sốc nhiệt rồi, phương pháp này cũng có thể áp dụng và mang lại hiệu quả tốt.
2. Phòng chống muỗi
Nhiều người chỉ dùng dầu gió với mục đích bôi vào nốt muỗi đã đốt mà chưa biết cách dùng để phòng chống muỗi.
Có một cách phòng muỗi đốt bạn nên thử ngay, đó là khi tắm với nước ấm nhiệt độ khoảng 36 đến 37 độ C, nhỏ một vài giọt dầu gió vào nước rồi tắm, không chỉ có mùi dễ chịu mà còn có tác dụng đuổi muỗi tốt.
Bên cạnh đó, nơi nào trong nhà bạn là “cửa ngõ” để muỗi bay vào phòng thì cũng nên nhỏ vài giọt dầu gió vào đó để “chắn đường”, muỗi sẽ không dám bay qua vùng có mùi tinh dầu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào cánh quạt điện, khi bật quạt gió sẽ thổi ra mùi tinh dầu, hạn chế muỗi đốt.
3. Chữa đau họng
Khi bị đau họng, giọng khàn, cổ họng ngứa ngáy khó chịu, lại chưa đến mức phải đi khám bác sĩ, thì giọt dầu gió có thể giúp ích cho bạn.
Ngay khi bắt đầu cảm thấy ngứa họng rát cổ, cần bôi dầu gió và dùng bàn tay xoa nhẹ cho đến khi cổ nóng lên. Làm như vậy sau 1 đến 2 tiếng sẽ thấy cổ dịu lại, bớt ngứa, bớt ho.
4. Khử mùi
Nhiều người dùng nước hoa xịt vào giày để khử mùi. Trên thực tế, dầu gió còn có tác dụng tốt hơn thế nhiều mà lại ít tốn kém.
Khi tháo giày cất vào tủ, tiện tay nhỏ 1 giọt dầu gió vào lót giày, để qua đêm là cách giúp bạn “hô biến” đôi giày hôi trở thành giày thơm mùi tinh dầu rất dễ chịu, mát mẻ.
Không những thế, giày có mùi tinh dầu gió có thể giúp bạn có một cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi đi chúng cả ngày.
5. Điều trị bỏng nhẹ
Dùng một chút dầu gió bôi mỏng lên lớp da bị bỏng nhẹ, mỗi ngày thực hiện một lần, bôi liên tiếp ít ngày sẽ nhanh chóng hồi phục vết thương. Điều cần chú ý là, chỉ áp dụng khi bị bỏng nhẹ. Nếu bị bỏng ở cấp độ 2 trở lên thì tuyệt đối không được dùng, vì dầu gió không có tác dụng điều trị các vết bỏng nặng.
6. Điều trị bàn chân bong nứt
Có những người bị bệnh ở chân gây bong nứt da, mỗi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân nước ấm, sau đó lau khô chân, bôi xức chút dầu gió lên vùng da bị bong tróc. Mỗi ngày thực hiện một lần, áp dụng khoảng 5 lần liên tiếp như vậy thì chân sẽ hồi phục trở lại.
7. Điều trị ngứa hậu môn
Khi mắc các bệnh liên quan đến trĩ, nứt hậu môn, có thể dùng nước ấm rửa sạch hậu môn, sau đó nhỏ một vài giọt dầu gió vào miếng bông gạc mỏng, lau xoa xung quanh vùng hậu môn bị đau. Cách làm này có hiệu quả giảm chứng bệnh đau ngứa đáng kể.
Những người không nên dùng dầu gió
– Phụ nữ mới sinh và trẻ sơ sinh
– Người có vết thương hở
– Những người bị dị ứng với các thành phần trong lọ dầu gió.
VietBF © sưu tầm