VBF-Với những nhận định mới đây cho thấy người Việt cũng cần công nhân người Mễ lắm. Những công việc tay chân nặng nhất là ở các vườn làm rau củ quả thiếu người Mễ là hơi mệt. Những cửa hàng kinh doanh đồ ăn, quần áo th́ không bị ảnh hưởng khi người Mễ bị trục xuất.
Công nhân người Mexico làm công việc xây dựng. (H́nh minh họa: John Moore/Getty Images)
WESTMINSTER, California (NV) – Trong thời gian qua, chính quyền liên bang thông báo, hàng triệu người sống ở Mỹ bất hợp pháp có thể bị bắt và bị trục xuất dựa theo các chính sách được Tổng Thống Donald Trump điều chỉnh.
Trong số này, người Mexico chiếm số lượng không nhỏ. V́ nhu cầu mưu sinh, họ vượt biên giới, t́m cách vào Mỹ kiếm việc làm, thường là các việc làm tay chân, kiếm tiền gửi về quê nhà cho người thân.
Ngay tại vùng Little Saigon, có thể nói, bước chân vào bất cứ nhà hàng, quán ăn, hay ngôi chợ Việt nào, cũng đều có thể nh́n thấy người Mexico được thuê mướn với lư do được nêu lên trước hết là họ có sức khỏe, chấp nhận làm những công việc chân tay nặng nhọc để mưu sinh với mức lương thấp nhất. Những việc này, người bản xứ cũng như những sắc dân khác thường không làm.
V́ vậy, vấn đề được đặt ra, giả sử, nếu chính sách trục xuất di dân bất hợp pháp được chính quyền thực hiện triệt để, liệu các cơ sở thương mại của người Việt có bị ảnh hưởng theo không?
Chúng tôi đi t́m câu trả lời từ một số ngôi chợ, nhà hàng, quán ăn, và cả nơi trồng bán cây kiểng, cây ăn trái.
Không ảnh hưởng v́ không mướn nhiều nhân công người Mexico
“Người Mexico làm trong chợ chúng tôi chưa được 5% nên sẽ không có ảnh hưởng ǵ. Hơn nữa, khi mướn họ, ḿnh làm theo đủ thủ tục như họ đưa ḿnh số an sinh xă hội, rồi ḿnh đưa đi xác minh thôi, c̣n số họ đưa ḿnh đúng hay không th́ bên phụ trách an sinh xă hội quyết định. C̣n lại phần lớn người làm trong chợ là người Việt nên nếu chính sách đó có áp dụng th́ chợ này cũng không bị ảnh hưởng ǵ lắm,” ông Dũng Yenson, chủ chợ Saigon City Market Place, cho biết.
Ông nói thêm, “Những năm trước, khi mới thành lập, công ty cũng có mướn khá nhiều người Mexico, từ từ những ai mà họ báo cho biết không xác minh được gốc gác th́ ḿnh cho họ nghỉ, thay bằng người khác. Hiện tại, những người c̣n lại đều có đủ điều kiện hợp pháp để làm việc.”
Ông An Nguyễn, chủ nhân tiệm phở Pasteur Hiền Vương góc đường Brookhurst và đường Westminster, nói trong vẻ “cam chịu,” “Giả sử nếu có ảnh hưởng th́ ḿnh cũng ráng chịu thôi, v́ đó là quốc sách mà. Chúng ta thân phận là người tị nạn, nên chuyện quốc gia chúng ta cứ phải lẳng lặng mà nghe và thi hành thôi chứ. Ḿnh phải biết an phận trong phạm vi của ḿnh.”
Thương mại khu Little Saigon ra sao nếu không có người Mexico làm việc
Công nhân người Mexico nghỉ ngơi sau giờ làm việc nặng nhọc. (H́nh minh họa: John Moore/Getty Images)
“Người Mexico tôi mướn trong tiệm phải là người hợp pháp, bởi v́ lỡ có chuyện ǵ xảy ra th́ nội ‘Mễ’ nó vật ḿnh thôi ḿnh cũng chết rồi chứ đừng nói đến chính quyền. Ḿnh cũng không có tin tưởng họ được lắm đâu. Nhưng mà nhà hàng tôi cũng chỉ mướn hai người để rửa chén, một người ca sáng, một người ca chiều, c̣n lại tất cả trong bếp đều là người Việt, v́ người Việt nói tiếng Việt dễ hơn, chứ mà nói ‘tái, nạm, gầu, gân, sách’ Mexico đâu có biết,” ông An nói thêm một cách dí dỏm.
Một trong số những người chủ của một hệ thống chợ Việt Nam tại miền Nam California, không muốn nêu tên, trả lời “Không ảnh hưởng đâu” sau một thoáng suy nghĩ.
“Hiện tại hệ thống chợ này chỉ ở Garden Grove và Westminster là đă có gần 200 người làm việc, trong đó khoảng 10% nhân công là người Mexico. Họ là những người làm việc lâu rồi th́ ḿnh cứ tiếp tục thuê họ làm. Giả sử nếu họ có nghỉ hết th́ cũng không có ǵ nghiêm trọng, bởi v́ hiện giờ cũng có rất nhiều người Việt đang cần việc làm,” ông nói.
Qua điện thoại, ông mô tả, “Tôi đang ở băi đậu xe của chợ, thấy có một người đàn ông gốc Việt đă ngoài 60 đang thu gom và đẩy những chiếc xe ‘shopping cart.’ Công việc này trước đây người Mexico làm, giờ th́ ông Việt Nam này làm, ai cũng cần việc, nhiều người mới qua sau này càng lúc càng khó t́m việc th́ ḿnh thuê người Việt, tạo công ăn việc làm cho đồng hương cũng tốt hơn.”
Mướn người Mexico cũng ‘nhức đầu lắm’
Ông Nguyễn Minh Cảnh (Cảnh Vịt), chủ nhân tiệm phở Nguyễn Huệ, Westminster, cho biết, “Chuyện nhiều người Mexico bất hợp pháp có bị trục xuất hay không đối với tôi không có ảnh hưởng ǵ, v́ ngày trước tiệm tôi có mướn họ, nhưng giờ tôi đuổi hết rồi, chỉ c̣n một anh làm việc có ba buổi tối thôi, anh này th́ rất giỏi, ở đây lâu rồi.”
“Lư do tôi cho họ nghỉ hết là v́ ngày trước tôi phát lương Thứ Sáu, lănh lương ra họ về nhậu nhẹt say sưa, qua hôm Thứ Bảy không đi làm nữa. Về sau, muốn tránh t́nh trạng thiếu người làm như vậy, tôi chuyển sang phát lương ngày Chủ Nhật, thoạt đầu họ cũng chịu, nhưng một thời gian th́ họ cũng lănh lương ra là nhậu nhẹt, rồi Thứ Hai lại không đi làm, thành ra tôi đuổi hết rồi, chỉ c̣n lại một người thôi,” ông chủ tiệm phở lâu đời ở Little Saigon nói thêm về lư do ông không thích mướn Mexico làm việc.
Hiện tại, ông Cảnh chỉ mướn người Việt v́ “dù có nhiều điều ḿnh cũng chưa được ưng ư lắm, ví dụ như chuyện lau nhà, người Việt không có sức làm mạnh bạo như Mexico, nhưng họ lau đi lau lại th́ cũng sạch thôi, lại có thêm công việc cho người Việt làm. Ớn người Mexico lắm rồi.”
Cũng không thích mướn nhân công người Mexico là ông Phương Thang, chủ nhân nhà hàng Sóc Trăng ở Westminster.
Ông Thang cho biết, “Trước khi kinh doanh nhà hàng, gia đ́nh làm chủ nhiều tiệm rửa xe. Hồi đó mướn người Mexico làm rất tốt. Nhưng sau này h́nh như họ có ai xúi hay có hợp tác với luật sư Mexico ǵ đó mà họ thưa kiện tùm lum. Do vậy mà khi mở nhà hàng này tôi tuyệt đối không nhận người Mexico.”
“Dù rằng người Mexico có giỏi cỡ nào đi nữa, nhưng với kinh nghiệm của gia đ́nh, tôi thấy hiện nay thuê họ rất phức tạp nên tôi không dám mướn. Chưa kể, dù họ có giấy tờ tôi cũng không dám nhận, cái này nói thiệt. Bởi v́ phải mất thời gian đi kiểm tra lại thông tin của họ. Mặc dù giấy tờ th́ tên của họ, h́nh của họ nhưng thông tin trong đó không phải của họ!” ông chủ nhà hàng Sóc Trăng “tiết lộ.”
Một ông khác, chủ một hệ thống chợ Việt Nam ở Nam California, không muốn nêu tên, cũng đồng ư với chuyện “Mướn người Mexico làm việc cũng nhức đầu lắm. Họ thích thưa kiện nữa. Mà mướn ai th́ ḿnh cũng phải trả tiền, vậy th́ tại sao không mướn người Việt, người Việt cũng cần cù. Hơn nữa, chuyện trong chợ nặng nhọc nhất cũng chỉ là khiêng bao gạo 50 pound thôi, người Việt Nam khiêng cũng nổi.”
Trục xuất hết, lấy ai làm việc nặng?
Chủ nhân một vườn cây ở Little Saigon cho biết, “Tôi có cơ sở kinh doanh nên được phép bảo lănh người Mexico sang làm việc và ở tại đây, giống như ḿnh bảo trợ người Việt qua đây đi làm vậy. Thế nên, những người làm việc ở chỗ tôi đều hợp pháp. Tuy nhiên, trong tương lai, theo chính sách của ông Trump th́ không biết như thế nào. Bởi v́ tôi thấy ông làm căng quá.”
Theo người chủ nhân này, bà chỉ mướn người mà bà biết rơ họ là ai, “Tôi không nhận người ngoài vào làm việc, v́ không biết họ như thế nào.”
“Một ông bạn của tôi làm nghề xây dựng, mướn mấy người ngoài đường làm cho rẻ tiền. Vậy mà khi kêu họ leo lên mái nhà làm th́ có người thưa ngay, ông bạn tôi bị phạt $50,000. Hay người bạn làm trong tiệm nail mướn một cô người Mexico lau chùi vào cuối tuần thôi mà cũng bị thưa,” bà kể.
Bà cho hay, v́ công việc ở vườn cây khá nặng nên chỉ có người Mexico mới đảm đương nổi. “Trước đây tôi có mướn người Việt Nam làm nhưng người Việt làm không nổi. Bởi v́ mỗi lần hàng về là cả trăm chậu cây, nhiều chậu ba người vác c̣n khó khăn th́ làm sao người Việt vác nổi. Người Mexico chịu được sức nặng từ nhỏ đến lớn làm quen rồi, họ có sức mạnh hơn,” bà nhận xét.
Chủ nhân vườn trái cây than thở, “Tôi không biết sắp tới như thế nào. Trục xuất hết người Mexico th́ cơ sở kinh doanh nào cũng bị ảnh hưởng, trước nhất là người Mỹ ‘chết’ trước.”
Dù cho rằng bản thân không lo cho những người làm của ḿnh v́ “họ được bảo lănh và trả tiền đầy đủ,” nhưng bà cũng nêu nỗi băn khoăn, “Giới kinh doanh chúng tôi đều có ư nghĩ giống nhau, nếu Mỹ không cho Mexico qua làm việc th́ ai làm những việc nặng? Người Việt Nam làm không nổi, người Mỹ trắng th́ chắc chắn họ không làm, người Mỹ đen th́ làm ẩu, lại lười biếng, c̣n người Mexico th́ cha sanh mẹ đẻ đă cầm cái cuốc từ bé rồi nên họ có sức khỏe để làm việc. Tôi nghĩ sau này sẽ rối lắm, nhân công không có, việc không ai làm, giá cả chắc chắn bị ảnh hưởng.”