Bộ trưởng Quốc pḥng tương lai của Mỹ dọa sẽ không đảm nhận chức vụ bởi tân Tổng thống Mỹ không coi trọng ḿnh. Bây giờ đến lượt Ngoại trưởng mà ông Trump chọn cho nội các mới của ḿnh cũng lại có những bất đồng lớn với tân Tổng thống. Rơ ràng chưa vào cuộc mà Nội các của ông Trump đă có vấn đề?
Chính sách đối ngoại mà doanh nhân Rex Tillerson đề xuất hôm 11/1 tại phiên điều trần trước Thượng viện có những điểm dường như đối lập so với quan điểm của ông Trump.
Ngoại trưởng tương lai Rex Tillerson tại phiên điều trần thể hiện quan điểm hoàn toàn trái ngược với ông Trump.
Trước đây, dư luận c̣n không rơ về quan điểm đối ngoại của ứng viên Rex Tillerson được Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn vào vị trí đứng đầu Bộ Ngoại giao, nhưng sau buổi điều trần trước Thượng viện ngày 11/1, điều đó ít nhiều được hé lộ. Tuy nhiên, có những điểm mà ông Rex Tillerson đề xuất dường như đối lập với suy nghĩ của ông Trump.
Tại phiên điều trần hôm tứ Tư, vị cựu Chủ tịch Exxon Mobil đă gọi Nga là “mối nguy hiểm” và cam kết sẽ bảo vệ các đồng minh châu Âu của Mỹ. Ông cũng gạt phăng ư tưởng cấm người nhập cư Hồi giáo và sẽ “mềm mỏng” vơi những đối tác của Mỹ như Saudi Arab.
Theo lời nhận xét của Thượng nghị sĩ Bob Corker – Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc tế của đảng Cộng ḥa tại Thượng viện, ông Tillerson “chứng minh bản thân có suy nghĩ quan điểm chính sách đối ngoại giống đa số”. Nhưng điều này khiến ông phá vỡ một số nguyên tắc và tuyên bố của Tổng thống đắc cử về an ninh quốc tế và ngoại giao.
Nhiều chuyên gia nhận định việc bày tỏ chính sách đối ngoại rơ ràng tại phiên điều trần sẽ giúp ông Tillerson giành được sự tín nhiệm từ phía các thượng nghị sĩ c̣n đang lo lắng về mối quan hệ khăng khít giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin, song có thể sẽ tạo xung đột với chính sách sau này của ông Trump.
Dưới đây là một số quan điểm mà ông Tillerson thể hiện trong ngày 11/1:
Nga
Mặc cho trước đó có nhiều bằng chứng cho thấy ông Tillerson khá thân thiết với Tổng thống Putin, nhưng nhắc đến chính quyền Moskva tại phiên điều trần, ông Tillerson tỏ ra khá gay gắt và gọi nước Nga là “mối nguy hiểm”.
Trong khi Tổng thống đắc cử Trump – trước đó khi c̣n là ứng viên - đă tuyên bố Mỹ nên chấp nhận Nga sáp nhập Crimea cũng như người dân Crimea là một phần của Nga, th́ ứng viên Ngoại trưởng mới lại khẳng định việc sáp nhập “là phi pháp”. Đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, trong khi đội ngũ chiến dịch của ông Trump bày tỏ không mấy mặn mà với đề xuất hỗ trợ vũ khí trang thiết bị cho quân đội Ukraine th́ vị cựu Chủ tịch Exxon Mobil lại gợi ư Mỹ cũng nên cấp vũ khí pḥng thủ để người dân Ukraine có thể bảo vệ biên giới trước Nga.
Báo cáo FBI
Liên quan đến những báo cáo của t́nh báo Mỹ về việc Nga đă can thiệp, tấn công mạng và làm ṛ rỉ thư điện tử đảng Dân chủ, lan truyền các tin đồn thất thiệt nhằm gây rối mùa bầu cử tại quốc gia này, ông Tillerson không mất thời gian mà thừa nhận ngay kết quả của cộng đồng t́nh báo.
Cấm người Hồi giáo
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng viên Trump kêu gọi một lệnh cấm tạm thời tất cả người nhập cư Hồi giáo vào Mỹ. Đề xuất này liên quan đến việc cấm người dân đến từ các quốc gia có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố. Trái ngược với quan điểm của ông chủ Nhà Trắng, doanh nhân Tillerson bày tỏ: “Tôi không ủng hộ bất kỳ hành động từ chối một nhóm người cụ thể nào. Mỹ nên ủng hộ những tiếng nói Hồi giáo phản đối chủ nghĩa cực đoan”.
Mexico
Phản ứng trước định kiến mà ông Trump đưa ra về đất nước Mexico đă đưa tội phạm tới Mỹ và việc xây tường biên giới ngăn cách với Mexico, ông Tillerson khẳng định sẽ tạo dựng mối quan hệ khăng khít với người bạn biên giới này.
Bảo vệ đồng minh
Ngày 20/7/2016, trong một cuộc phỏng vấn với tờ "The New York Times", ứng cử viên của đảng Cộng ḥa Donald Trump để ngỏ khả năng sẽ xóa bỏ cam kết vốn có của Mỹ trong việc bảo vệ các nước đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo ông Trump, nước Mỹ sẽ không nhất thiết phải triển khai viện trợ cho NATO nếu các nước thành viên bị tấn công, mà việc trước tiên là phải xem xét mức độ đóng góp của những nước thành viên NATO cho liên minh này.
Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước thượng viện, ông Tillerson khăng khăng bày tỏ sự ủng hộ Điều khoản 5 của NATO – điều khoản pḥng thủ tập thể. Điều khoản này quy định rằng “bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh” và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ ngay lập tức
“Ngoại giao Twitter”
Đề cập đến việc Tổng thống đắc cử phá vỡ truyền thống ngoại giao, thông báo những chuyện chính trị nhạy cảm qua trang mạng xă hội Twitter, ông Tillerson chia sẻ: “Tôi không nghĩ tôi có thể nói với ông chủ của ḿnh về việc ông ấy phải giao tiếp với người dân Mỹ như thế nào. Đó là sự lựa chọn của ông ấy. Nhưng tôi hi vọng dù với cách nào đi chăng nữa, th́ cũng nên ủng hộ chính sách mà cả hai chúng tôi nhất trí theo đuổi.