Họ không phải là những ngôi sao nổi tiếng. Nhưng trang phục của họ cũng được chỉnh chu đến từng chi tiết. Mỗi vận động viên tuyển thể dục dụng cụ Mỹ tại Olympic đều sở hữu set đồng phục gần 300 triệu đồng.
Đội thể dục dụng cụ Mỹ với biệt danh Final Five đang trở thành tâm điểm trên rất nhiều tờ báo lớn những ngày qua sau khi xuất sắc giành huy chương vàng tại Olympic 2016. Không chỉ ghi dấu với kỹ năng tuyệt vời, 5 cô gái c̣n gây chú ư với trang phục biểu diễn vô cùng bắt mắt và ấn tượng. Hăy cùng vén màn những bí mật thú vị đằng sau leotard - bộ đồ bó sát đặc trưng mà họ đă diện khi tập luyện và thi đấu trong thời gian qua.
1. Mỗi VĐV sở hữu BST đồng phục với tổng giá trị lên tới 270 triệu đồng
Mỗi thành viên của Final Five sở hữu tổng cộng 20 bộ leotard bao gồm 12 bộ dùng để tập luyện và 8 bộ dùng để thi đấu với tổng giá trị vào khoảng 12.000 USD (~ 270 triệu đồng). Trong đó, mỗi bộ đồ tập có giá từ 1,4 - 4,5 triệu đồng c̣n mỗi bộ đồ thi đấu có giá dao động từ 15,6 - 26,8 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng hạt pha lê sử dụng. Như vậy, một bộ đồ thi đấu của đội tuyển Olympic Mỹ thậm chí c̣n đắt hơn giá trị thực của một chiếc huy chương vàng Olympic, được đồn đoán là vào khoảng 13 triệu đồng theo thông tin từ CNN.
2. Mẫu leotard 5 VĐV diện ở ṿng loại Olympic 2016 được đính tới 5.000 viên pha lê
Bộ leotard màu đỏ mà đội tuyển Olympic Mỹ vừa diện trong ṿng loại cách đây không lâu được đính tới 5.000 viên pha lê Swarovski và đó là lư do tại sao nó có giá lên tới gần 27 triệu đồng một bộ.
3. Mất 2 năm để thiết kế và sản xuất trang phục cho 5 VĐV
Kelly McKeown, giám đốc thiết kế của GK Elite, nơi đă sản xuất trang phục cho tuyển Olympic Mỹ từ năm 2000 cho biết: "Chúng tôi thực hiện rất nhiều nghiên cứu và cải tiến cho trang phục của đội tuyển. Đây là thứ mà bạn không thể nóng vội được. Nếu bạn muốn áp dụng công nghệ mới, bạn phải dành thời gian để mặc thử nó, giặt thử nó để đảm bảo rằng nó không gây ra bất cứ rắc rối nào trên sàn thi đấu".
4. Mỗi bộ đồ đều được may riêng theo số đo của từng VĐV
Tuy rằng bộ leotard ôm sát vào cơ thể của người mặc nhưng điều đó không có nghĩa tất cả mọi người đều mặc vừa một cỡ. "Mỗi vận động viên đều có dáng người đặc trưng nên chúng tôi không thể may đồ đại trà được. Ví dụ, Simone Biles rất lực lưỡng và có đôi vai lớn nhưng hông lại rất nhỏ, bởi vậy mà từng phần của bộ leotard đều phải được điều chỉnh đúng theo cơ thể của cô ấy" - Kelly McKeown nói.
5. Mất từ 4 - 6 tuần để may xong một bộ đồ
Những mẫu leotard mà Final Five diện tại Olympic lần này đều mất từ 4 - 6 tuần để hoàn thành. Sau khi may xong, mỗi mẫu đều được các VĐV mặc thử nhiều lần để thợ may có thể điều chỉnh, sửa sang sao cho thật vừa vặn, thoải mái. Lư do là bởi v́ tập luyện hoặc do căng thẳng, cơ thể của các VĐV sẽ có ít nhiều thay đổi và việc mặc thử nhiều lần sẽ giúp họ điều chỉnh bộ đồ trở nên hoàn hảo nhất có thể.
6. Đến đồ lót của các VĐV cũng được may riêng
Không chỉ trang phục chính mà đồ lót của các VĐV cũng đều được may đo riêng. Loại đồ lót này được thiết kế đặc biệt để không bị lộ viền hay lộ ra ngoài trang phục chính.
7. Các VĐV không được quyền chọn trang phục biểu diễn
5 cô gái có thể đưa ra góp ư của ḿnh trong quá tŕnh may đo và mặc thử nhưng lại không có quyền chọn mẫu trang phục mà họ sẽ mặc khi thi đấu. Người đưa ra quyết định cuối cùng chính là huấn luyện viên Martha Karolyi.