Lạnh lẽo và có 2 tháng trong năm luôn chìm trong bóng tối, thành phố mỏ Norilsk, Siberia, nước Nga được coi là nơi “khó sống” đối với con người. Nơi đây, hơn 170.000 dân luôn phải chịu lạnh giá kéo dài với nhiệt độ -55 độ C trong suốt 280 ngày và có hơn 130 ngày phải chịu bão tuyết.
Đó là thành phố mỏ Norilsk, Siberia, nước Nga, nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm là -10 độ C. Thành phố này có hơn 170000 dân sinh sống. Mùa đông lạnh giá kéo dài khoảng 280 ngày mỗi năm, với hơn 130 ngày có khả năng kèm theo bão tuyết. Đây cũng là nơi có bóng tối cuối cùng sau 24 giờ và hai tháng chìm trong bóng tối.
Chính vì được coi là nơi khắc nghiệt nhất thế giới nên con người ở đây cũng mang nhiều đặc điểm khác biệt. Họ thường lo âu, căng thẳng, buồn ngủ và trầm cảm hơn so với những người bình thường.
Cuộc sống của họ đã được ghi lại bằng một loạt các bức ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia người Nga Elena Chernyshova. Nhiếp ảnh gia đã dành nhiều tuần trong thành phố này để thực hiện bộ ảnh: "Ngày là đêm - Đêm là ngày".
Trong khi người dân phải sống trong điều kiện khó khăn về mặt thời tiết thì tình trạng ô nhiễm do khai thác mỏ và các nhà máy công nghiệp lại khiến nơi đây tồi tệ hơn. Norilsk được đưa vào danh sách top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Mỗi năm, tại đây, có 2 triệu tấn khí (chủ yếu là sulphur dioxide, mà còn các oxit nitơ, carbon và phenol) được thải vào không khí.Sự ô nhiễm này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe cả người dân. Tuổi thọ ít hơn so với các khu vực khác của nước Nga là 10 năm, nguy cơ ung thư cao thứ hai và bệnh đường hô hấp là phổ biến.
vbf @ sưu tầm