Mặc dù Mỹ không cắt đứt việc tiếp xúc và thỏa thuận với Trung Quốc, nhưng Washington sẽ có biện pháp cứng rắn buộc Bắc Kinh phải biết mình là ai. Với chiến lược "xoay trục châu Á" rõ ràng Washington đã nhìn trước được bộ mặt đểu giả của Bắc Kinh. Và Mỹ sẽ không để Trung Quốc tự do "xưng hùng xưng bá".
Các tàu hải cảnh Trung Quốc diễn tập thực chiến trên biển ngoài khơi cảng Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc từ ngày 7-12/9. Ảnh: Chinanews.
NI đánh giá, Mỹ và Trung Quốc từng có mối quan hệ hợp tác khá tốt đẹp trong quá khứ khi đôi bên xem nhau như đối tác chiến lược. Tuy nhiên, tình trạng này về cơ bản đã không còn sau khi "mối đe dọa" Liên Xô biến mất.
Quá trình tìm lại "tình bạn xưa cũ", ngăn ngừa khả năng tái hiện Chiến tranh Lạnh và tránh khỏi kịch bản "quốc gia mới nổi" đối đầu "cựu cường quốc" không tránh khỏi nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Điển hình của sự chuyển biến từ bạn hữu sang "địch thủ" giữa Mỹ-Trung được thể hiện rõ nhất ở vấn đề an ninh mạng và tình hình biển Đông.
Washington cáo buộc các tin tặc đến từ Trung Quốc tấn công mạng và đánh cắp nhiều thông tin quan trọng, đồng thời chuẩn bị áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lên nước này, bất chấp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị thăm chính thức Mỹ kể từ ngày 22/9 tới.
Trong khi đó, sự bành trướng về quân sự của Trung Quốc, phô trương sức mạnh trong cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh mới đây, hoạt động xây dựng, cải tạo đảo, đá trái phép, xâm phạm tự do hàng hải ở biển Đông ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược "xoay trục châu Á" của Washington.
Dù vậy, NI cho rằng, Mỹ có "thang" phản ứng tùy theo từng động thái cụ thể từ Trung Quốc, nhưng trọng tâm vẫn là tiếp tục chính sách cơ bản: Gây áp lực lên những lựa chọn để buộc Bắc Kinh "đi con đường đúng đắn".
Nếu Trung Quốc "dám" có hành vi tổn hại lợi ích quốc gia của Mỹ thì nước này sẽ thực hiện chủ trương trừng phạt hoặc buộc Bắc Kinh phải đối diện với hậu quả từ những hành vi của mình.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Washington từ bỏ chính sách "củ cà rốt" mà chỉ dùng "cây gậy" để đối phó với Trung Quốc.
Mỹ vẫn sẽ duy trì chiến lược tiếp xúc, đối thoại với Trung Quốc nhưng cần hết sức thận trọng để... tránh bị lừa, NI cho hay.
Mỹ duy trì chính sách "cây gậy và củ cà rốt" với Trung Quốc, sẵn sàng đối thoại nhưng sẽ trấn áp nếu Bắc Kinh có ý đồ "xưng bá" khu vực. (Ảnh minh họa)
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) lập luận, mặc dù Mỹ-Trung trải qua nhiều giai đoạn "chìm nổi" nhưng quan hệ song phương đến nay đã ở vào tình trạng "không thể tách rời".
Trung Quốc tự tin rằng họ có thể "ràng buộc" được Mỹ với giá trị mậu dịch nhiều tỉ USD, hàng trăm triệu lượt người du lịch, học tập, kinh doanh hàng năm giữa 2 quốc gia cũng như vô số các cuộc trao đổi giữa chính phủ 2 nước...
Báo chí Trung Quốc cũng thường xuyên khẳng định, do nước này là một trong 5 Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ nên hầu hết các vấn đề phát sinh trên thế giới "không thể giải quyết được nếu thiếu sự thỏa thuận của Mỹ-Trung".
"Trừ trường hợp bùng nổ chiến tranh toàn diện, nếu không các hoạt động qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc không thể bị cắt đứt trong 1 đêm", NI bình luận.
Cũng theo NI, từ cách đây hơn 20 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã bắt đầu thực hiện chiến lược "bảo hiểm rủi ro" trong chính sách đối với Trung Quốc.
"Cánh cửa nước Mỹ" luôn mở, nhưng chỉ cần Bắc Kinh lựa chọn hướng đi khác với tính toán của Washington thì họ sẽ dễ dàng nhận thấy rất nhiều khó khăn vấp phải.
Nói cách khác, Washington sẽ thực thi trấn áp, buộc Trung Quốc không được có ý đồ "xưng hùng xưng bá" trong khu vực, không được có hành động tổn hại đến trật tự kinh tế-an ninh mà Mỹ đứng đầu.
therealrtz © VietBF