Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được xây dựng vào thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17) c̣n có tên gọi là " Hội Tông đường". Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh đổi tên thành" chùa Báo quốc". Chùa tọa trên diện tích 40.00 m2, bao gồm Sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.
Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến tham quan Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, nằm ở ngọn Thế Loan, đối mặt với Nga Mi sơn. Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế tác trong 90 năm, kéo dài gần cả thế kỉ. Thân tượng Phật cao 59,98m, đầu cao 14,6m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và độc đáo nhất là phần móng tay của bức tượng, dù là bộ phận nhỏ nhất cũng đủ cho một người ngồi. Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đă được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.
2. Nhạn môn quan
Dưới ng̣i bút của Kim Dung, Nhạn Môn quan trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ đă trở thành vùng đất huyền thoại. Đây chính là nơi nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng vơ công trác tuyệt, dùng chính sinh mạng của ḿnh để đổi lấy sự b́nh yên cho nhân dân 2 nước Tống - Liêu.
Đây cũng là nơi mà độc giả Thiên long Bát bộ đă phải nức nở trước t́nh yêu trắc trở của Kiều Phong, cũng như ám ảnh với cái kết buồn cho số phận của A Tử, một trong những nhân vật nữ được Kim Dung xây dựng rất thành công trong bộ tiểu thuyết này.
Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc và là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa.
Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ư chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.
Vào thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đă diễn ra ở Nhạn Môn Quan. V́ vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà c̣n được dịp t́m hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải.
Hiện tại, cả 3 cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và địa danh này đă trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây.
Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới và c̣n được biết đến với tên gọi “Trung Hoa đệ nhất quan”.
********** TIẾP THEO *********