Nổi tiếng là người đẹp nhất một thời, Thẩm Thúy Hằng lấy chồng là GS-TS Nguyễn Xuân Oánh - nguyên Phó Thủ tướng (quyền Thủ tướng trong hai năm 1964-1965), Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng ḥa, lớn hơn cô 20 tuổi. Các kư giả lăo thành và bạn bè cũ của Thẩm Thúy Hằng đều xác nhận sự ảnh hưởng và uy tín của ông Oánh đă làm Thẩm Thúy Hằng càng nổi danh hơn và phẩm hạnh càng tôn quư hơn, không hề có bất cứ tai tiếng ǵ. Mà nếu có chuyện nhỏ hay lớn cũng được ưu ái, được bỏ qua v́ h́nh ảnh đẹp đẽ của cô trở thành thần tượng của mọi người.
Trước hết, hăy nói về những sự độc đáo khác của Thẩm Thúy Hằng: Một nghệ sĩ nổi tiếng không “t́ vết” và một “phu nhân Phó Thủ tướng” đi làm nghệ thuật.
Sau bộ phim “Người đẹp B́nh Dương”, tên tuổi Thẩm Thúy Hằng nổi như cồn. Có lần Thẩm Thúy Hằng đi quay phim tại Đà Lạt, khi cô dạo chợ và lang thang trên phố, không ngờ sau lưng cô xuất hiện đoàn người ái mộ rồng rắn nối nhau như đám trẻ rước đèn Trung thu. Cô vừa ngỡ ngàng vừa vui sướng v́ có người ái mộ, đồng thời cũng lo sợ khi đám đông vây quanh cuồng nhiệt xin cô chữ kư. Có người c̣n vén cả áo thun trên người xin chữ kư minh tinh… Đó là lần đầu tiên Thẩm Thúy Hằng h́nh dung thế nào là “người của công chúng”.
Mệnh danh là người đàn bà đẹp nhất lúc bấy giờ của Sài G̣n, nhưng hầu như Thẩm Thúy Hằng không có chút ǵ tai tiếng như nhiều người đẹp nổi tiếng đương thời. Từ cô gái mang tên Nguyễn Kim Phụng, có tên thánh là Jeane, học trường Huỳnh Văn Nhứt - Long Xuyên, cô lên sống ở Sài G̣n với người chị theo học trường Huỳnh Thị Ngà -Tân Định đến hết năm Đệ tứ th́ dự tuyển diễn viên vai Tam Nương cho bộ phim “Người đẹp B́nh Dương” của Hăng Mỹ Vân.
GS-TS Nguyễn Xuân Oánh sinh năm 1921, tại Bắc Giang. Lớn lên ông theo học tại Đại học Harvard - Hoa Kỳ, chuyên ngành kinh tế. Ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế Đại học Harvard năm 1954. Sau đó, ông làm việc tại Ngân hàng Thế giới một thời gian trước khi trở về nước. Năm 1963, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bị đảo chính, nhà cầm quyền Mỹ quyết định “thay ngựa giữa ḍng”, ḥng cứu văn t́nh h́nh chính trị Sài G̣n rất hỗn loạn sau các cuộc đàn áp tôn giáo Phật giáo tại Huế, Sài G̣n, nhất là vụ ḥa thượng Thích Quảng Đức tưới xăng tự thiêu tại góc ngă tư Lê Văn Duyệt.
Một bộ máy chính quyền mới soán ngôi, thành lập, trong đó có các nhân sĩ trí thức như Nguyễn Xuân Oánh được chính quyền Nguyễn Khánh trọng dụng và cất nhắc. Từ Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, đến giữa năm 1963 ông được đề bạt làm Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa. Thời gian trong hai năm 1964 - 1965, ông nhiều lần được cử làm quyền Thủ tướng Chính phủ.
Cũng cần nói thêm, vào thời điểm này, nhiều tướng lĩnh như Dương Văn Minh (Minh Lớn), Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ… bắt đầu xuất hiện trên vũ đài chính trị với những canh bạc, âm mưu lớn cho sau này. Điều này giải thích v́ sao các đời Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa sau này đều rất nể GS-TS Nguyễn Xuân Oánh. Một người từng sống thời này ở Sài G̣n cho biết: Lúc ông Oánh làm quyền Thủ tướng th́ ông Thiệu mới là Trung tướng quân đội.
Sau ngày Sài G̣n giải phóng 30.4.1975, mặc cho bao nhiêu kẻ đe dọa, xúi giục, kích động bỏ Sài G̣n di tản, vợ chồng nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng - GS-TS Nguyễn Xuân Oánh vẫn cương quyết ở lại với đất nước. Chúng ta hăy c̣n nhớ, trước và sau ngày 30.4.1975, Sài G̣n rầm rộ các cuộc di tản, giẫm đạp lên nhau. Giọng điệu kẻ xấu tung tin nào là Việt cộng “trả thù”, là “Sài G̣n tắm máu”…, nhưng Sài G̣n đă được chuyển giao chính quyền một cách ôn ḥa, ḥa b́nh.
Không riêng GS-TS Nguyễn Xuân Oánh ở lại tổ quốc, mà c̣n rất nhiều trí thức, công chức cũ cũng ở lại cùng nhau xây dựng xă hội mới. Một trí thức thứ thiệt và một nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyễn Xuân Oánh - Thẩm Thúy Hằng chọn lựa ở lại với đất nước vào thời điểm này là một chọn lựa mang tính lịch sử. Ông hăng hái tham gia cùng lănh đạo trung ương, thành phố và các chuyên gia kinh tế, trí thức cũ đóng góp rất lớn công sức từ những năm bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, quan liêu bao cấp, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền tệ… Ông từng là cố vấn kinh tế cho Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Chính phủ Vơ Văn Kiệt. Ông cũng được bầu vào Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Đại biểu Quốc hội nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông mất ngày 29.8.2003, tại TPHCM, thọ 82 tuổi, sau cơn bệnh đau tim nặng.
TH