Một trang tin công nghệ của nước ngoài đang kêu gọi tài trợ kinh phí cho một phóng viên của họ bay sang Việt Nam phỏng vấn tác giả game Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông.
TechCrunch, một trang tin quốc tế thuộc sở hữu của công ty AOL vừa mở một chiến dịch kêu gọi tài trợ trên Crowdtilt (trang web chuyên được dùng để mọi người kêu gọi tiền tài trợ cho mộ dự án, ư tưởng mới lạ), nhằm lấy kinh phí cho một phóng viên bay sang Việt Nam t́m gặp tác giả của game Flappy Bird gây "sốt" thời gian qua.
Theo đó, mục tiêu mà TechCrunch đặt ra là 3.000 USD, gồm 1.100 USD chi phí vé máy bay, 500 - 1.000 USD cho đội ngũ kỹ thuật quay và dựng phim, c̣n lại là chi phí ăn ở, đi lại tại Việt Nam... Và người được chọn lựa tham gia vào chuyến công tác này chính là Kim-Mai Cutler, một nữ phóng viên gốc Việt được sinh ra tại Hà Nội, nhưng đang sống và làm việc ở nước ngoài.
Chiến dịch kêu gọi tài trợ trên Crowdtilt.
Thật ra, 3.000 USD không phải là một con số quá lớn đối với trang TechCrunch. Tuy nhiên, theo chia sẻ của Cutler th́ chính Giám đốc điều hành của Crowdtilt, James Beshara đă đến t́m gặp cô và hỏi cô có muốn thử một lần sử dụng Crowdtilt trong công tác báo chí hay không? V́ lư do này, Cutler đă đại diện TechCrunch mở một cuộc kêu gọi trên Crowdtilt.
Nữ phóng viên được chọn để bay sang Việt Nam phỏng vấn Hà Đông.
Kết quả, chiến dịch nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng mạng, trong đó có các đồng nghiệp của nữ phóng viên Kim-Mai Cutler, độc giả của trang TechCrunch và nhiều người khác. Tính đến hiện tại, chiến dịch c̣n đến 15 ngày để nhận tài trợ, nhưng số tiền tài trợ đă lên tới hơn 5.000 USD, vượt xa mục tiêu 3.000 USD ban đầu.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia công nghệ không đánh giá cao hành động của TechCrunch, bởi mục tiêu chính của chiến dịch là t́m gặp Nguyễn Hà Đông, tác giả game Flappy Bird và thực hiện một cuộc phỏng vấn với anh. Trong khi đó, Hà Đông đă và đang cố gắng giữ im lặng trước báo chí. Diễn biến gần nhất là cuộc phỏng vấn độc quyền với Hà Đông do Forbes thực hiện. Trong cuộc phỏng vấn đó, Hà Đông đă chia sẻ khá nhiều về cuộc sống của anh và tựa game Flappy Bird, đáng chú ư là lư do xóa game Flappy Bird khỏi App Store và Google Play - "Bởi v́ Flappy Brid có thể gây nghiện".
Một số người khác lại đánh giá thông tin lần này chỉ là một chiêu tṛ PR cho trang Crowdtilt. C̣n diễn biến thực tế ra sao có lẽ cần phải chờ đợi thêm.
Theo hn.24h.com.vn