1. Từ thuở vắt mũi chưa sạch, đang nhảy ḷ c̣ với lũ bạn, ḿnh đă yêu Bác Hồ nhất đời. “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh/ Hơn các em nhi đồng”. Đến lúc đi học th́ luôn luôn “phấn đấu” thành cháu ngoan Bác Hồ. Lớn chút nữa ḿnh ngưỡng mộ Bác c̣n hơn con chiên với Chúa. “Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước/ Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau”. Không biết ông Tố Hữu có tin không nhưng ḿnh th́ tin vô cùng.
Rồi đến thời đại internet, đọc chỗ này chỗ kia, có lẽ do các thế lực thù địch viết, thấy h́nh ảnh Bác nhem nhuốc quá. Giận ḿnh trí lực hèn kém không cách ǵ bảo vệ được Bác kính yêu. Dăm năm nay, có phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ḿnh cảm động lắm. Bao nhiêu thời gian rảnh lại ngồi đọc về Bác.
“Kể chuyện cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc”[1] mang đến cho ḿnh một số thông tin đáng suy ngẫm.
2. Trong cuốn sách kể trên , phần tư liệu của chính quyền thuộc địa Pháp và văn bản Triều đ́nh Huế có công bố hai lá thư của Nguyễn Tất Thành gửi Khâm sứ Trung kỳ. Khâm sứ Trung Kỳ là viên chức người Pháp đại diện cho chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ dưới thời Pháp thuộc. Thời đó con rồng Nguyễn Ái Quốc vẫn đang ẩn nhẫn trong h́nh hài gầy g̣ của người đầu bếp tập sự Nguyễn Tất Thành.
Lá thư đầu đề ngày 31 tháng 10 năm 1911, Nguyễn Tất Thành nhờ viên khâm sứ gửi cho cha một khoản tiền nhỏ là 15 đồng, để ông “sống trong lúc túng bấn”.
Lá thư thứ hai được gửi từ New York, ngày 15 tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành nhờ ông khâm sứ hai việc. Thứ nhất: nhờ ông khâm sứ chuyển dùm cho cha ḿnh khoản tiền hàng tháng. Thứ hai “tôi mạnh dạn mong muốn ông cho bố tôi một việc làm như Thừa biện các Bộ hoặc huấn đạo – giáo thụ, để ông ta có thể sống với sự nhân từ của ông”.
Các nhà soạn sách ra sức tán dương ḷng hiếu thảo của Nguyễn Tất Thành đối với “người cha già không nơi nương tựa”[2].
3. Qua hai bức thư ngắn trên, ḿnh học được một số bài học quư giá cho riêng ḿnh.
Thứ nhất: Tài năng và tư cách của Nguyễn Tất Thành vẫn đang trong thời kỳ tiềm ẩn. Câu sau đây trong bức thư thứ nhất khá dài ḍng, rối, không rơ nghĩa: “V́ nghèo đói, bố tôi và tôi xa cách nhau hơn 2 năm, tôi làm việc trên tàu Đô đốc “Latouche Treville” chạy đường Hải Pḥng Dunkerque, công ty các chủ tàu, được một số tiền nhỏ là 15 đồng mà tôi muốn gửi cho bố tôi, nhưng tôi không thể gửi ngân khố trực tiếp”. Mong rằng sự rối rắm trong cách diễn đạt này (và nhiều chỗ khác trong thư) thuộc trách nhiệm của mấy nhà chuyển ngữ.
Tư cách cứng cỏi, chất “thép” trong Nguyễn Ái Quốc và nhất là Hồ Chí Minh sau này hoàn toàn chưa xuất hiện. Đây là lá thư nhờ vả, người viết thể hiện sự nhún ḿnh đến hèn mọn. “Tôi mong rằng ḷng tốt tuyệt vời của ông sẽ mở rộng t́nh thương của đạo làm con ra một dân tộc để chấp nhận lá đơn mà người đầy tớ hèn mọn và rất vâng lời gửi ông với sự thành kính sâu sắc”.
Những người xuất chúng không phải sinh ra đă là hơn người, là thần đồng, là vĩ đại. Hồ Chí Minh không phải ngoại lệ. Bài học có tính giáo dục sâu sắc cho thanh niên. (Tiếc thay, các “nhà truyền giáo của Đảng” cứ luôn luôn nhấn mạnh chất hơn người của Hồ Chí Minh ngay từ thuở nhỏ. Thanh niên thấy nghe oải quá, không thèm học).
Thứ hai: Ông khâm sứ quả thật là một kẻ đầy tớ của nhân dân theo đúng nghĩa đen. Thử tưởng tượng cái khoảng cách thăm thẳm của người viết là một đầu bếp vô danh và người phụ trách cả miền Trung. Đó là chưa kể Nguyễn Tất Thành có người cha “nguyên tri huyện B́nh Khê, bị giáng 4 bậc và thải hồi”[3]. Hơn thế nữa, qua lời ghi của phái viên bộ nội vụ, ông Khâm sứ biết thêm về tính cách Nguyễn Sinh Huy là “tàn bạo do uống rượu”[4]. Vậy mà tiền bạc và thư từ của Nguyễn Tất Thành gửi cha, qua ông khâm sứ đều đến được tận tay người nhận[5].
Bài học thứ hai rất cay đắng. Sao quan lại người Pháp được dân chúng tin cậy như vậy? Họ có vẻ rất xứng đáng với sự tin cậy đó! Họ thực sự là những “đầy tớ của nhân dân”, ít nhất là trong trường hợp của Nguyễn Tất Thành trên đây.
[1] Sách do TS. Bùi Thị Thu Hà chủ biên, NXB Từ điển bách khoa, 2009.
[2] Lúc đó Nguyễn Sinh Sắc mới 49 tuổi! Những ḍng trong ngoặc kép trong hai đoạn sau đều được trích từ hai bức thư trên.
[3] Thư Nguyễn Sinh Huy gửi khâm sứ Trung Kỳ, 1911.
[4] Lời ghi sau đơn của Nguyễn Sinh Huy gửi Khâm sứ Trung kỳ, tháng 1 năm 1911.
[5] Trong hồ sơ lưu trữ c̣n ghi rơ Văn pḥng Ṭa Khâm sứ trao cho Nguyễn Sinh Huy. Ông Huy đă kí biên nhận ngày 9.11.1911
nguyenhoalu blog
|