Chùa Thiên Mụ ở Huế không chỉ là chốn tâm linh bao đời nay của người dân địa phương, mà c̣n là nơi văn cảnh hữu t́nh của nhiều người đến Huế. Thiên nhiên và kiến trúc ở đây hài ḥa với nhau đến mức hoàn chỉnh. Với kiến trúc uy nghiêm cổ kính, với cảnh trí thanh thoát nên thơ, chùa Thiên Mụ có thể xem là một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nước.
Tháp Phước Duyên ở sân trước chùa Thiên Mụ là một trong
những nơi để khách tỏ ḷng chiêm bái khi đến chùa
Cách thành phố Huế khoảng 5 cây số về phía Tây, chùa Thiên Mụ có trên 400 năm tuổi nằm trên đồi Hà Khê phía bờ phải sông Hương. Nh́n tổng thể, vị trí này đắc địa về mặt phong thủy như một con rồng đang quay đầu lại.
Được biết, tên của ngôi chùa bắt nguồn từ một huyền thoại. Chuyện kể rằng từ xa xưa, dân địa phương đêm đêm thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi nơi chùa tọa lạc ngày nay, và nói: rồi sẽ có chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ khí cho bền long mạch. Nói xong là bà biến mất.
Sau khi vào trấn Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua, nghe kể chuyện đă cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự vào năm 1601. Người Huế vốn dùng từ “mụ” thay từ “bà” nên tên Thiên Mụ là cách lư giải để ghi nhớ bà lăo-sứ giả của nhà trời xuất hiện trên đồi Hà Khê. Qua bao nhiêu đời nhà Nguyễn, chùa Thiên Mụ là chốn tâm linh của hoàng triều và cư dân địa phương. Hầu hết các đời vua đều trùng tu, mở rộng chùa.
Chùa Thiên Mụ ngày nay đă qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Tuy vậy, đến nay vẫn c̣n lưu giữ đại hồng chung nặng 2 tấn làm bằng đồng đúc từ năm 1710. Người thợ đồng xứ Huế vẫn rất tự hào với nghề đồng truyền thống và cho rằng tiếng đại hồng chung có thể lan tỏa ra xa đến vài cây số. Ngày nay, do tiếng ồn của động cơ, sinh hoạt thị thành nên tiếng chuông không c̣n vang xa nữa.
Năm 1714 ngôi chùa được đại trùng tu với hàng chục công tŕnh, kiến trúc quy mô lớn. Năm 1844 chùa lại tiếp tục được trùng tu và xây thêm tháp Từ Nhân, tức tháp Phước Duyên ngày nay, đ́nh Hương Nguyện và dựng bia, đ́nh ghi tạc công việc dựng chùa, thơ văn của các triều vua...
Chùa Thiên Mụ không đơn thuần là chốn tâm linh mà c̣n là nơi văn cảnh, từng được các triều vua xếp vào những cảnh đẹp xứ Huế. Đứng bên hàng rào thành chùa, nh́n về thượng nguồn, con sông Hương trông hùng vĩ nhưng vẫn thơ mộng vốn có. Ḍng nước chia đôi bởi Ḥn Chén rồi lại hợp ḍng chảy lượn lờ trước cổng chùa.
Đứng bên kia sông, tháp Phước Duyên soi bóng xuống ḍng nước lửng lờ, trông rất thi vị. Khách đến Huế mộng mơ thường đi thuyền rồng ngược ḍng sông Hương để đến viếng chùa, văn cảnh.
Chùa không có nhiều tượng Phật như các chùa khác. Nh́n tổng quan, khuôn viên chùa như một cung điện, dinh thự của các bậc vua chúa, quan lại xứ Huế ngày xưa. Văn cảnh chùa, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng. Khách bước qua khỏi cổng chùa đă thấy ḷng lắng lại, tĩnh tâm, bỏ lại đằng sau những phiền muộn, lo âu...
Trong phạm vi chùa Thiên Mụ đâu đâu cũng toát lên một chút thơ, một chút mộng của xứ Huế. Mỗi công tŕnh, kiến trúc dù được xây dựng dưới triều đại nào cũng đều thể hiện sự tín ngưỡng, trang trọng và hài ḥa với những công tŕnh trước đó.
Dù không phải là người tín ngưỡng, bước chân vào không gian này, khách như đi vào lối thơ. Kiến trúc ḥa quyện với thiên nhiên như những cung bậc của thi ca. Người yêu thiên nhiên, đứng ở nơi này có thể sáng tác vài vần thơ. Một tiếng chuông trong vắt, một âm thanh đục của tiếng gỗ phát ra từ chiếc mơ nơi chánh điện cũng làm cho du khách như đang đi giữa không gian của Phật pháp.
Những người yêu sự mộng mơ của xứ Huế lên tháp Phước Duyên ngắm ḍng Hương Giang lượn lờ, để thấy được nét duyên, nét thơ của Huế. Cảnh vật nơi đây c̣n rất hoang sơ dù cách trung tâm thành phố Huế không xa. Những rẫy bắp bên ḍng sông, những mảng xanh của thiên nhiên chính là những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp của đất Thần kinh này.
Con sông len lỏi vào những núi, những rừng, những cánh đồng, rẫy bắp tạo nên bức tranh thủy mặc sống động. Chùa Thiên Mụ nằm ngay trên đỉnh một g̣ đất cao là điểm nhấn cho bức tranh đó. Đến đây, những sân si đời thường dường như lắng lại không chỉ bởi tiếng kệ mà c̣n bởi không gian nên thơ của chốn này đă làm người ta quên đi những “thất t́nh, lục dục”.
Mỗi lần đến Huế, nhiều du khách đều dành ít nhiều thời gian đến chốn tín ngưỡng-mơ mộng này để tĩnh tâm, chiêm bái, văn cảnh, ngắm ḍng sông tĩnh lặng, nước trôi lững lờ. Và để chiều về, văng vẳng một tiếng chuông...
Theo Nguyễn Đức (Cần Thơ Online)