Khi nấu ăn, nêm gia vị lúc nào th́ tốt, phải điều tiết gia vị thế nào để món ăn vừa ngon mà vẫn giữ được tối đa chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
1. Dầu ăn: Khi nhiệt độ dầu lên đến trên 200℃, dầu có thể sản sinh ra một khí độc hại được gọi là “acrolein”. Nó là thành phần chính của khói dầu, có thể khiến dầu ăn sản sinh ra một lượng lớn peroxide gây ung thư. V́ vậy, hăy cho thức ăn vào lúc dầu bắt đầu nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn và có hại có sức khỏe.
2. Nước tương: Nếu nấu ở nhiệt độ cao quá lâu, nước tương sẽ bị phá hủy các chất dinh dưỡng và làm mất hương vị, do đó khi xào rau nên cho nước tương vào sau cùng rồi bắc ra ngay.
3. Muối: Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà mà không bị giảm độ ngọt th́ nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương th́ nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hăy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
4. Dấm: Khi nấu ăn, nếu thêm một chút dấm sau khi bắc nồi có thể giảm sự tổn thất vitamin C trong rau, thúc đẩy sự ḥa tan các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
5. Rượu: Khi nấu món cá, cho thêm một chút rượu có thể loại bỏ mùi tanh và tạo hương thơm cho món ăn. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đă chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đă sôi chín.
6. Bột ngọt: Khi nấu đến nhiệt độ hơn 120℃, bột ngọt sẽ biến thành sodium glutamate, không chỉ làm mất hương vị thức ăn mà c̣n gây ra chất độc hại. Do đó, tốt nhất nên cho bột ngọt vào khi thức ăn đă chế biến xong.
7. Đường: Khi nấu nên cho thêm muối sau khi cho đường, nếu không muối sẽ “bay hơi” và làm ngưng kết protein, khiến cho thực phẩm không c̣n ngọt, từ đó gây ra cảm giác bên ngoài ngọt bên trong nhạt, ảnh hưởng tới vị giác.
GDVN/aFamily