Go Back   VietBF > Funny Boxes > Bad News | Tin Xấu

 
 
Thread Tools
Old 11-16-2013   #1
PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Oct 2013
Posts: 103,234
Thanks: 9
Thanked 7,299 Times in 6,470 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 115
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Default Cử nhân chăn vịt, thạc sĩ gia sư

TT - Không t́m được việc làm, cử nhân Lê Trung Hiếu đă “tự ḿnh cứu ḿnh” với công việc trông coi vườn và... chăn nuôi vịt. Còn thạc sĩ Đ.T.T. thì bi đát hơn, sau nhiều năm vật vã tìm việc không thành, chị đành bám trụ nghề gia sư để tồn tại qua ngày.


Thạc sĩ Đ.T.T. (phải) từng nộp hồ sơ xin việc khắp nơi nhưng vẫn chưa có nơi nào nhận. Chị T. phải đi làm gia sư để có thu nhập nuôi sống bản thân - Ảnh: Đ.Cường

“Tôi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm (một trường ĐH công lập lớn tại TP.HCM, xin không nêu tên - PV) năm 2008. Sau khi “rải” vài chục bộ hồ sơ xin việc, tôi vào làm giám định chất lượng sản phẩm cho một công ty tại B́nh Chánh (TP.HCM) với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. Làm được hai năm, công ty gặp khủng hoảng, giảm biên chế và tôi bị sa thải” - cử nhân Hiếu bắt đầu câu chuyện về hành trình xin việc nan giải của ḿnh.

Vớ được cái phao nào th́ vớ

Thất nghiệp, Hiếu tiếp tục cầm đơn xin việc đi nộp nhiều hơn nhưng chẳng nơi nào gật đầu. “Lúc ấy bố mẹ ở quê vẫn... trợ cấp cho tôi - Hiếu kể - Sau đó, một người quen có vườn ở Long An thuê tôi xuống trông coi. Vườn này rộng chừng 1ha, tôi ở một ḿnh. Để kiếm thêm tiền, tôi chăn nuôi 100 con vịt để bán. Thời gian ấy cứ 6g tôi thức dậy, xúc lúa cho vịt ăn rồi làm những công việc khác. Làm việc nhà nông nên tôi quần quật từ sáng đến tối. Khi th́ cắt cỏ, dọn dẹp. Vườn của người nhờ tôi trông coi c̣n có cả ao cá, ḅ, gà nên tôi phải làm luôn tay luôn chân”.

Quần quật như thế, nhưng khi hỏi về thu nhập Hiếu nói vui “vịt ăn hết”. Bạn kể thêm: “Có lứa dư, có lứa ḥa vốn nhưng có lứa lỗ do vịt bệnh, chết. Vịt này do người chủ bỏ vốn trên 10 triệu đồng đầu tư, tôi nuôi lấy công làm lời. Khi bán trả lại vốn cho chủ. Nuôi một năm được vài lứa, khi về lại TP.HCM tôi dư được 2 triệu đồng”.

Đến bây giờ Hiếu không nhớ rơ đă nộp bao nhiêu hồ sơ xin việc nhưng chắc chắn là không dưới 50 bộ. “Có nơi tôi nộp trực tiếp, có nơi nộp qua mạng nhưng không thấy hồi âm. Hỏi thăm th́ người ta cứ bảo về đợi, đợi măi. Có lần, tôi đến ṭa soạn một tờ báo đăng “người t́m việc” trong mấy kỳ nhưng không nơi nào gọi. Tôi chưa nghĩ đến về quê xin việc nhưng bạn của tôi về quê phải “chạy” hết 70-80 triệu đồng. Về quê xin việc, thứ nhất phải có mối quan hệ, thứ hai phải có tiền. Đôi khi có tiền mà không quen biết cũng đừng mong có việc. Hai cái này tôi không có”.

Hiện Hiếu đang học văn bằng hai ngành ngoại thương của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM để tăng cơ hội việc làm cho ḿnh. “Không biết khi học xong có khả quan hơn không. Hiện tôi cũng đang nộp hồ sơ trực tuyến vào một số công ty nhưng chưa thấy hồi âm...” - Hiếu lo lắng.

Long đong thạc sĩ

Học lên thạc sĩ được nhiều cử nhân chọn như là một “lối thoát” trong hành tŕnh đi xin việc. Thế nhưng dù bảo vệ luận văn xuất sắc nhưng có thạc sĩ phải ngậm ngùi đi làm gia sư, thậm chí phụ bán cà phê, làm công nhân... để trang trải cuộc sống. “Tôi đă quá vất vả với hành tŕnh đi xin việc của ḿnh rồi. Suốt ba năm trầy trật từ Nam chí Bắc nhưng vẫn chưa có nơi nào nhận” - thạc sĩ Đ.T.T. chua chát nói.

Năm 2008, chị T. tốt nghiệp sư phạm sinh học Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng với tấm bằng loại giỏi. Sau đó, T. tiếp tục học cao học và hoàn thành với điểm bảo vệ thạc sĩ loại xuất sắc. “Ngỡ như với tấm bằng đó tôi sẽ có cơ hội được làm giáo viên, nhưng có cầm hồ sơ đi gơ cửa từng nơi mới thấm thía” - T. kể lại với giọng buồn buồn.

Nhận bằng thạc sĩ vào năm 2010, chị T. đến nộp hồ sơ tại Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng và chờ kết quả. Suốt thời gian này để có tiền xoay xở cuộc sống, thạc sĩ T. vẫn cọc cạch trên chiếc xe đạp chạy sô làm gia sư với 5-6 suất/ngày để nhận thù lao hơn 2 triệu đồng/tháng. Chờ đợi không có hồi âm, nghe thông tin một trường CĐ ở Khánh Ḥa rao tuyển vậy là T. dồn hết tiền gia sư đón xe vào nộp hồ sơ. “Trong đó yêu cầu nộp hồ sơ và duyệt trực tiếp nên phải chạy ra chạy vô 2-3 lần. Cuối cùng cũng thành công cốc” - T. nén tiếng thở dài.

Sau lần đó, chị lại tiếp tục “hành tŕnh” gia sư và nuôi mộng kiếm một chân giáo viên. Khi nghe thông tin một trường ĐH ở tỉnh Nghệ An tuyển dụng giảng viên, T. lại hăm hở mang theo bộ hồ sơ lên đường. Kết quả cũng như những lần trước. Chị cầm hồ sơ đi Huế, Đồng Nai... nhưng tất cả đều vô vọng.

“Tôi quay lại Đà Nẵng làm gia sư để có tiền nuôi sống bản thân” - T. ngậm ngùi nói. Có tết không về nhà, T. xin đi bưng bê cà phê cho một quán trên đường Nguyễn Tri Phương (Đà Nẵng). Không ngờ khách đến uống cà phê vào ngày mồng 1 tết chính là những đứa học tṛ T. đang dạy kèm. “Học tṛ hỏi sao cô không về quê ăn tết với gia đ́nh. Nghe thế, tôi ứa nước mắt” - thạc sĩ T. nghẹn giọng.

Thạc sĩ Phan Thị Trang Nhung (trú Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) cũng rơi vào t́nh cảnh không sáng sủa hơn. Tốt nghiệp sư phạm ngữ văn (ĐH Sư phạm Đà Nẵng) năm 2010 với tấm bằng loại giỏi, Nhung tiếp tục học và nhận bằng thạc sĩ. Vậy nhưng con đường xin việc của Nhung cũng lắm chông gai. Hàng chục bộ hồ sơ gửi đến pḥng giáo dục, rồi ĐH Đông Á, ĐH Duy Tân, trường THPT tư thục... nhưng tất cả đều không có hồi âm.

Bà Lê Thị Giỏi (mẹ Nhung) kể: “Đi nộp hồ sơ xin việc đến phát ốm mà chẳng có tăm hơi ǵ. Nghĩ mà thương con”. Hết đường, Nhung phải đi làm gia sư, rồi làm công nhân thời vụ để có thêm đồng lương ít ỏi giúp đỡ cha mẹ. Bà Giỏi cho biết thêm: “Hôm vừa rồi trong buổi tiếp xúc cử tri của ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính T.Ư, tôi đứng lên phát biểu ư kiến là nhiều thạc sĩ hiện nay vẫn thất nghiệp. Qua t́m hiểu hoàn cảnh gia đ́nh, ông Thanh đă bút phê vào hồ sơ xin việc của con tôi”.

Trường hợp của thạc sĩ V.T.T. cũng long đong không kém. Năm 2010, T. nhận bằng thạc sĩ lư luận văn học (Trường ĐH Sư phạm Huế) và mang hồ sơ đi gơ cửa khắp nơi nhưng đều không được. Để rồi tấm bằng thạc sĩ giờ phải cất trong tủ, c̣n T. thất nghiệp suốt ba năm nay và sống nhờ đồng lương công chức của chồng.

ĐOÀN CƯỜNG
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	672193.jpg
Views:	134
Size:	46.1 KB
ID:	536216  
PinaColada_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.