- TQ không tham gia tập trận tức là không tham gia hoạt động quốc tế, phủ định kết quả phán quyết là bất chấp luật pháp quốc tế…
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alberto del Rosario (thứ tư, từ trái sang) tại Lễ khai mạc cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan Mỹ-Philippines ngày 5/4/2013
Tân Hoa xă vừa có bài viết dẫn báo Nhật Bản cho rằng, Philippines, nước đang có tranh chấp chủ quyền biển Đông với Trung Quốc, đang phát động đợt tấn công ngoại giao.
Ngoài việc dựa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển để thúc đẩy tŕnh tự trọng tài pháp lư kiện Trung Quốc, Philippines c̣n cố t́nh mời Trung Quốc tham dự hội nghị có liên quan tới cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ-Philippines được bắt đầu từ ngày 5/4, trong khi Philippines biết rơ Trung Quốc chắc chắn sẽ từ chối.
Ngày 6/4, tờ “Nihon Keizai Shimbun” Nhật Bản đăng bài viết “Philippines triển khai ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc” chỉ ra, hành động này làm nổi bật h́nh ảnh “Trung Quốc từ chối tham gia hoạt động quốc tế”. Đối mặt với Trung Quốc, một nước áp dụng thái độ cứng rắn, Philippines đă vận dụng thế “lấy gậy ông đập lưng ông”, chiến lược ngoại giao này có thể gọi là tài t́nh, khéo léo.
Bài viết cho rằng, ngày 5/4, lễ khai mạc cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan giữa Mỹ-Philippines đă được tổ chức tại trụ sở chính của Quân đội Philippines tại Manila. Tại buổi lễ, Ngoại trưởng Philippines Del Rosario nói thẳng rằng: “Những đ̣i hỏi chủ quyền quá mức (của Trung Quốc) không chỉ gây bất ổn khu vực, mà c̣n có thể gây thiệt hại cho trật tự pháp lư”.
Ông Rosario tiết lộ, Philippines cũng lần đầu tiên mời Trung Quốc tham dự hội nghị đa phương bàn thảo biện pháp đối phó với thiên tai trong cuộc diễn tập quân sự liên hợp. Ông nói, tùy viên quân sự các nước xung quanh như Nhật Bản, Australia sẽ tham dự hội nghị, trong khi phía Trung Quốc không hồi âm. Có nhân sĩ ngoại giao cho rằng: “Chính phủ Philippines cố t́nh làm như vậy, họ biết rơ Trung Quốc chắc chắn sẽ từ chối”.
Máy bay trực thăng/vận tải cánh xoay MV-22 Osprey Mỹ tham gia diễn tập quân sự liên hợp Balikatan-2013 giữa Mỹ-Philippines
Bài viết chỉ ra, tháng 4/2012, tàu của Trung Quốc và Philippines đă xảy ra đối đầu ở băi cạn Scarborough trên biển Đông, làm cho mâu thuẫn song phương trở nên gay gắt. Tháng 1/2013, phía Philippines thông báo với phía Trung Quốc rằng, sẽ căn cứ vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, khởi động tŕnh tự trọng tài pháp lư, đưa vấn đề quy thuộc chủ quyền băi cạn Scarborough cho bên quốc tế thứ ba định đoạt.
Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, trật tự trọng tài chỉ cần một bên đương sự ra thông báo là có thể khởi động. Tuy Trung Quốc từ chối trọng tài pháp lư, nhưng dự kiến Ṭa án luật biển quốc tế trong thời gian tới sẽ chọn ra quan ṭa/thẩm phán, khởi động công tác thẩm tra xử lư. Philippines cho rằng, nếu Trung Quốc phủ định kết quả phán quyết, sẽ để lại “ấn tượng không tuân thủ pháp luật quốc tế” cho nhân dân thế giới, điều này có lợi cho Philippines.
Được biết, Chính phủ Philippines từ năm 2012 đă thuê luật sư Mỹ tinh thông luật pháp quốc tế, thúc đẩy công tác chuẩn bị trọng tài. Có nhân sĩ ngoại giao b́nh luận cho rằng, “điều này chính là ‘chuột nghèo cắn mèo’, Trung Quốc kiên tŕ thái độ cứng rắn đă ép Philippines đến bước đường cùng”.
Theo hăng Kyodo ngày 5/4, trong Lễ khai mạc cuộc diễn tập lần này tại trụ sở của Quân đội Philippines, ông Rosario cho biết, Philippines từng mời Trung Quốc tham gia diễn tập mô phỏng đa quốc gia, một trong những nội dung của cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan. Quân đội Mỹ, Philippines cho biết, mời Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự liên hợp cũng là lần đầu tiên, nhưng Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi.
Ngày 3/4, binh sĩ Mỹ (lính thủy đánh bộ, thủy thủ) đến căn cứ Clark của Philippines tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan-2013 giữa Mỹ và Philippines.
theo gd