- "Nếu TQ muốn sao chép th́ họ có cam kết cũng chẳng có tác dụng ǵ. Nội bộ Nga có nhiều người vẫn lo ngại bán loại tàu ngầm tiên tiến này cho TQ".
Ngày 31/3, trang mạng VOA Mỹ có bài viết dẫn lời ông Igor Vilnit, Cục trưởng Cục thiết kế Rubin - cơ quan thiết kế tàu ngầm chủ yếu của Nga ngày 30/3 tại Malaysia cho biết, Trung Quốc từng mua rất nhiều tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga, Trung Quốc trong tương lai sẽ c̣n mua tàu ngầm tiên tiến hơn của Nga.
Tàu ngầm lớp Amur Type 677 Hải quân Nga
Nhưng, ông cảnh báo, Nga cần đưa ra quyết định chính trị “có nên bán tàu ngầm diesel lớp Amur (phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada) cho Trung Quốc hay không”. Bởi v́, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sao chép loại tàu ngầm tiên tiến hơn này.
Ông c̣n tiết lộ: “Nga cũng đang cùng một số nước khác đàm phán, thảo luận vấn đề bán tàu ngầm lớp Amur”.
Bài báo chỉ ra, tàu ngầm thế hệ thứ ba lớp Kilo mà Trung Quốc mua, và tàu ngầm thế hệ thứ tư lớp Amur phát triển mấy năm gần đây đều do Cục thiết kế Rubin có trụ sở ở St. Petersburg thiết kế.
Ông Igor Vilnit là thành viên của Đoàn đại biểu công nghiệp quân sự Nga tham gia Triển lăm hải, không quân Langkawi tổ chức tại Malaysia. Khu vực Đông Nam Á gồm có nhiều nước c̣n tồn tại tranh chấp chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Indonesia đang trở thành thị trường xuất khẩu vũ khí quan trọng của Nga.
Tàu ngầm diesel lớp Amur Type 677 do Nga chế tạo
Chuyên gia vấn đề vũ khí Nga, Piatuskin cho biết, vào năm 2012, chiếc tàu ngầm diesel lớp Amur đầu tiên mang tên St. Petersburg mới bắt đầu trang bị cho Hải quân Nga.
Việc có bán loại tàu ngầm diesel mới này cho Trung Quốc hay không sẽ là một quyết định mang tính chính trị. Nội bộ Nga cũng đang tranh luận về khả năng bán tàu ngầm lớp Amur cho Trung Quốc.
Piatuskin nói: “Vấn đề này lại phân thành hai phương diện, một mặt là cấp độ chính trị, tức là phía quân đội có đồng ư bán loại vũ khí tiên tiến vừa trang bị này cho Trung Quốc hay không.
Bởi v́, điều này liên quan tới vấn đề - an ninh quốc gia có bị đe dọa hay không. Mặt khác là về kinh tế, hiện nay, ngành thiết kế và sản xuất công nghiệp Nga hoàn toàn không c̣n giống như thập niên 90 của thế kỷ 20 – khi đó Nga thiếu vốn nên có nhu cầu đặc biệt đối với các đơn đặt hàng của nước ngoài. Điều họ lo ngại hiện nay là Trung Quốc sẽ sao chép vũ khí tiên tiến của Nga”.
Theo bài báo, Trung Quốc có kế hoạch mua 4 tàu ngầm lớp Amur của Nga. Hai chiếc sẽ chế tạo tại Nga, hai chiếc c̣n lại sẽ chế tạo tại nhà máy đóng tàu của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của Nga.
Theo các phương tiện truyền thông chính thống Trung Quốc gần đây, trước khi ông Tập Cận B́nh, tân Chủ tịch nước Trung Quốc thăm Nga, hai bên đă kư thỏa thuận khung về việc Trung Quốc mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 và hợp tác chế tạo 4 tàu ngầm lớp Lada. Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada được gọi là tàu ngầm lớp Amur.
Tàu ngầm thông thường Type 677
Truyền thông Nga cho rằng, tổng kim ngạch hợp đồng của giao dịch 4 tàu ngầm lớp Amur sẽ đạt 2 tỷ USD, nhưng hợp đồng này không có nhiều khả năng sớm được kư kết, ít nhất trước năm 2015, hai bên cần thảo luận rất nhiều vấn đề chi tiết có liên quan tới hợp đồng. Piatuskin cho rằng, việc sao chép và Trung Quốc có thể sở hữu công nghệ tiên tiến làm cho Nga do dự, không quyết đoán trong giao dịch này.
Piatuskin c̣n nói: “Nga muốn Trung Quốc bảo đảm không được sao chép, nhưng thực ra tất cả mọi người đều biết, Trung Quốc nếu muốn sao chép th́ cam kết này cũng chẳng có tác dụng ǵ. Sau đó nếu như đi kiện Trung Quốc về vấn đề sao chép, th́ dự đoán cũng sẽ không có kết quả cụ thể. V́ vậy, nội bộ Nga vẫn có rất nhiều người cho rằng, bán loại vũ khí tiên tiến này cho Trung Quốc sẽ gặp phải rủi ro rất lớn”.
Được biết, tính năng chạy êm và ẩn náu (tàng h́nh) của tàu ngầm lớp Amur tốt hơn so với tàu ngầm lớp Kilo thế hệ cũ. Trên vỏ ngoài của tàu ngầm lớp Amur được quét lớp vật liệu làm giảm âm thanh đặc biệt. Do sử dụng thiết bị động lực API mới, loại tàu ngầm này cũng không cần phải thường xuyên nổi lên mặt nước để lấy khí nạp điện.
Mô h́nh tàu ngầm diesel lớp Amur Type-1650 Nga
theo gd