TPO - Hôm nay 3-4, tờ Liên hợp buổi sáng Singapore đă có bài b́nh luận bàn về liệu Triều Tiên có chơi bài ngửa cùng chết với Mỹ và Hàn Quốc hay không. Hăng thông tấn này cho rằng, đối với Triều Tiên, chiến tranh nổ ra đồng nghĩa với việc chính quyền cha truyền con nối nhà họ Kim chấm dứt.
Những quyết sách 'tự sát'
Kể từ khi bất chấp sự phản đối của các nước, đặc biệt là Trung Quốc và tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba, những lời tuyên bố sẵn sàng châm ng̣i cho chiến tranh của chính phủ Triều Tiên liên tiếp được tung ra. Hăng thông tấn Triều Tiên KCNA tuyên bố ông Kim Jong-un đă “thẩm tra và phê chuẩn kế hoạch tấn công hỏa lực tên lửa chiến lược” và hạ lệnh tên lửa chiến lược “bước vào trạng trái sẵn sàng trực chiến để có thể tấn công Mỹ, đảo Hawaii, đảo Guam và các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc. B́nh Nhưỡng tuyên bố quan hệ Triều Tiên và Hàn Quốc đă bước vào “trạng thái chiến tranh”, quân đội Triều Tiên đă bước vào “trạng trái trực chiến số 1”.
Song song với đó, cuộc tập trận “Đại bàng non” giữa Mỹ và Hàn Quốc vẫn đang diễn ra hết sức rầm rộ, ngoài máy bay oanh tạc B-52, Lầu Năm Góc thậm chí c̣n phái máy bay oanh tạc tàng h́nh B-2 từ Mỹ sang Hàn Quốc, rồi chiến đấu cơ tối tân F-22 cũng tới một cách rất bất thường. Cục diện bán đảo Triều Tiên đă leo thang đến đỉnh điểm, dường như chỉ cần một mồi lửa nhỏ là chiến tranh sẽ xảy ra.
B́nh Nhưỡng sẽ bất chấp mọi giá để phát động cuộc tấn công trên quy mô lớn ư? Gần như tất cả các nhà phân tích đều có nhận định chung rằng với sức mạnh quân sự và kinh tế hiện có của Triều Tiên, cuộc xung đột quân sự trên quy mô lớn có thể sẽ khiến Hàn Quốc, đặc biệt là thủ đô Seoul bị thiệt hại nặng nề về người và của, nhưng đồng thời cũng đồng nghĩa với sự chấm dứt và hủy diệt của chính quyền cha truyền con nối của gia tộc họ Kim. Và tất cả mọi dấu hiệu đều cho thấy: Tiếp tục tồn tại vẫn là bản năng đầu tiên của B́nh Nhưỡng, chính v́ vậy chính phủ Triều Tiên sẽ không đưa ra quyết sách mang tính tự sát.
|
Mỹ đă điều 'pháo đài bay' B-52 và máy bay ném bom tàng h́nh B-2, phi cơ tiêm kích F-22, tàu khu trục mang tên lửa đánh chặn tới Hàn Quốc để sẵn sàng cho t́nh huống xấu nhất |
Tuy nhiên hàng loạt động tác và lời tuyên truyền gần đây của B́nh Nhưỡng cho thấy đúng là đă vượt trên những lời tuyên truyền và hành động nhằm mục đích trao đổi trong lĩnh vực ngoại giao. Rốt cục động cơ và mục đích của chính quyền ông Kim Jong-un trong tṛ games chiến tranh này là ǵ?
Rắn với ngoài v́ yếu bên trong
Theo tờ Liên hiệp Buổi sáng Singapore, những lời tuyên bố chiến tranh của B́nh Nhưỡng gần đây chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội bộ. Nhưng đây không phải như những nhà phân tích khác đă chỉ ra là do ông Kim Jong-un – vị “đại tướng thiên tài” sinh sau thập kỷ 80 này muốn “củng cố địa vị quân sự của ḿnh”, mà chủ yếu xuất phát từ những diễn biến trong nội bộ xă hội Triều Tiên hơn mười năm trở lại đây đă tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự thống trị theo chế độ cha truyền con nối của nhà họ Kim.
Gần đây B́nh Nhưỡng liên tiếp đưa ra những lời khiêu khích chiến tranh, mục đích không phải là để đổi lại sự nhượng bộ về mặt ngoại giao và sự viện trợ về kinh tế từ phía cộng đồng quốc tế cũng như Mỹ và Hàn Quốc, mà là muốn tái thiết lại xă hội nội bộ bế quan tỏa cảng về mặt thông tin đối ngoại, thay đổi cục diện khả năng kiểm soát xă hội của chính quyền nhà họ Kim đang không ngừng suy yếu như hiện nay.
Chính v́ thế B́nh Nhưỡng không những cắt đứt đường dây điện thoại ở Bàn Môn Điếm và các kênh thông tin giữa miền Bắc và miền Nam mà c̣n quyết định hủy bỏ các dự án hợp tác kinh tế Nam - Bắc đem lại nguồn ngoại hối khổng lồ. Đồng thời Triều Tiên c̣n bất chấp bằng mọi giá để đắc tội với đồng minh quan trọng nhất của ḿnh – Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều chuyên gia Trung Quốc công khai phát biểu rằng viện trợ cho Triều Tiên là đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc.
Đối với B́nh Nhưỡng, sự kiểm soát về mặt chính trị quan trọng hơn nhiều so với lợi ích kinh tế. Mặc dù Hàn Quốc và Trung Quốc đă đem lại cho Triều Tiên lợi ích kinh tế khổng lồ, đồng thời cũng đầu nguồn gây ra sự “ô nhiễm về mặt tinh thần”. Việc B́nh Nhưỡng công khai coi các hoạt động tuyên truyền rải truyền đơn bằng khinh khí cầu của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc là “sự xâm lược quân sự”, đồng thời cũng hạn chế tới mức thấp nhất sự tiếp xúc của Trung Quốc với xă hội Triều Tiên đă cho thấy chính quyền ông Kim Jong-un đă cảm nhận được mối đe dọa về mặt tinh thần này.
Và kết quả là, số lượng công dân Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc bằng các kênh khác nhau đă lên tới hàng trăm ngh́n, và số công dân Triều Tiên vượt biên phi pháp sang Trung Quốc ước tính cũng không dưới 100.000. Họ đă trở thành chiếc loa phóng thanh khổng lồ truyền tải các thông tin và hiện trạng của thế giới bên ngoài cho những người thân và bạn bè của họ c̣n đang sống trên đất nước Triều Tiên.
Huy Long
Theo Liên hợp buổi sáng Singapore
Tienphong