Trong mắt nhiều người nước ngoài, du khách Việt Nam ồn ào, ăn tham và thích xả rác bừa băi.
Ba năm trở lại đây, cho dù gặp nhiều khó khăn, chỉ số tăng trưởng kinh tế không cao, nhưng số lượng người Việt đi du lịch nước ngoài mỗi năm một tăng theo cấp số nhân, nhất là những “mùa” du lịch như hè, Giáng sinh - Tết Tây, Tết ta… Và cũng từ đây, nhiều h́nh ảnh “xấu xí” đă làm buồn cho du lịch Việt không ít.
Một thông cáo buồn cho du khách Việt ở một nhà hàng do người Việt làm chủ - Viêng chăn, Lào.
Một thống kê nho nhỏ của Hiệp hội Lữ hành VN, cả nước hiện có hơn 1.000 công ty lữ hành quốc tế, trong đó chỉ khoảng 30% là kinh doanh mảng du lịch đưa khách vào VN - inbound, 70% c̣n lại là kinh doanh khách VN du lịch nước ngoài- outbound. Nhưng số lượng không làm nên giá trị của những chuyến đi.
Du khách nước ngoài, trước khi đến nơi nào họ t́m hiểu rất kỹ về nơi đó. Không chỉ về lịch sử, văn hóa, luật pháp mà c̣n cả về giá cả, khoảng cách đường đi, phương tiện di chuyển…, từ cái lớn nhất là toàn cảnh quốc gia đó nói chung đến nhỏ nhất, để có thể tận hưởng, thử nghiệm thậm chí là khám phá nghiên cứu những ǵ chưa từng biết, để chuyến đi có giá trị “đáng đồng tiền bát gạo” bỏ ra.
Trong khi đó, du khách VN th́ hầu như đi du lịch theo cảm tính, ngẫu hứng, với quan niệm đơn giản du lịch là đi chơi, thư giăn, “đi cho biết người biết ta”, thậm chí là đi để tiêu tiền, để khoe khoang như người “sành điệu”, cần ǵ phải t́m hiểu về nơi sẽ đến (đă có hướng dẫn viên), nơi nào nhiều người đi th́ rủ nhau đi…
Gọi đây là thói xấu th́ hơi quá, nhưng nếu coi đó là “một sự lăng phí lớn” th́ điều này cũng đáng để suy ngẫm. Thử nghĩ xem, bạn phải bỏ một khoản tiền lớn cho những chuyến tham quan ngoài biên giới. Vậy tại sao không nhân cơ hội này để vừa thăm thú cảnh đẹp, vừa học hỏi tinh hoa văn hóa của đất nước mà bạn đến thăm?
Đă thành một thói xấu gần như khó sửa, ở các bữa ăn tự chọn - buffet, người Việt bất chấp cái bụng của ḿnh có thể ăn được bao nhiêu, mà ăn bằng “mắt”, lấy cho sướng tay, đầy ú các đĩa thức ăn, kể cả những món ăn lạ, không hợp khẩu vị, và để trên bàn ngồi ngắm nh́n như thành tích, rồi bỏ đi, trong ánh mắt vừa khó chịu vừa kinh ngạc của những người xung quanh.
Chuyện ăn uống này đă thành câu chuyện buồn của du lịch Việt ở Thái Lan và Singapore. Ở Thái Lan họ treo bảng bằng tiếng Việt “Xin vui ḷng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht (bạt) đến 500 baht. Xin cảm ơn!”. C̣n ở Singapore, biển ghi bằng tiếng Việt (và chỉ có duy nhất tiếng Việt): “Lấy vừa đủ ăn”.
Chuyện đi vệ sinh cũng là một chuyện tế nhị, và với du khách người Việt th́ phải luôn có sự nhắc nhở “giữ vệ sinh chung”, như nhắc trẻ mẫu giáo, nhưng cũng chỉ là “nước đổ lá khoai”, họ cứ thẳng tiến “vào”, và đi “ra” tự nhiên, để người đến sau phải nhăn mặt bởi những ǵ người đi trước để lại. Đă có những chuyện cười ra nước mắt ở Châu Âu, du khách Việt bị nhốt trong toilet, bởi muốn của mở ra th́ phải có động tác giật nước xả.
Một trong những “ấn tượng” đầu tiên của người nước ngoài về người Việt, ngoài sự nhiệt t́nh, cởi mở th́ “người Việt rất ồn ào”. Sự ồn ào thể hiện ngay ở văn hóa bấm c̣i inh ỏi trên đường hay nói chuyện “maximum” mọi lúc mọi nơi: trong thang máy, trên xe buưt, thậm chí giữa cuộc họp.
Một thói quen xấu khác cũng phổ biến không kém và thường bị bắt gặp ở du khách Việt là thói quen xả rác bừa băi. “Nếp nhà” này được nhiều người giữ nguyên khi du lịch nước ngoài.
"Tôi chưa bao giờ chứng kiến hành vi nào đáng hổ thẹn như thế trong nhà hàng. Họ bốc đồ ăn bằng tay, không có bất cứ loại màn vệ sinh nào. Thật khó tin rằng người Việt có một nền văn hóa hàng ngàn năm. V́ Chúa hăy bắt đầu cư xử như những người trưởng thành lịch sự đi".
Và một chuyện xấu nữa là việc đi mua sắm. Người Việt đi du lịch gần như không có nhiều kiến thức về hàng hóa, nên khi mua sắm, nhiều khi đă trở thành những “trưởng giả học làm sang”, mua sắm vô tội vạ, đua nhau mua theo kiểu “anh có ǵ ả có đó”, khi mua, lấy hàng chọn hàng vứt bừa băi lộn xộn, bới tung cả lô hàng…, chưa kể chuyện “ŕnh” để ăn cắp vặt (mà chuyện này cũng trở thành chuyện buồn cho du khách Việt ở Singapore).
Những thói quen xấu của người Việt có thể nói là rất nhiều, nhiều đến mức mọi người cứ coi như đó là chuyện... đương nhiên, kiểu như câu nói bất hủ của GS Hoàng Ngọc Hiến “người Việt ḿnh nó thế”. Và để “kết” cho những thói xấu của người Việt khi đi du lịch nước ngoài, là vấn đề ngoại ngữ.
Du khách Việt khá bị động bởi v́ gần như rất ít người có thể nói hiểu được tiếng Anh hay vài loại ngôn ngữ thông dụng quốc tế khi ra nước ngoài. Điều đó cũng mang lại sự mặc cảm, tự ti. Đó cũng là điều làm cho người Việt khi du lịch nước ngoài trở nên kém văn minh, lệch chuẩn” trong mắt bạn bè.
Không thể đánh đồng tất cả người Việt Nam đều mang những "tật" trên, nhưng đó cũng là một bộ phận không nhỏ. Và trong mắt không ít người ngoại quốc, nhiều trường hợp khách du lịch Việt Nam đă trở thành "con sâu làm rầu nồi canh".
Xin mượn ư kiến một cư dân mạng thay cho lời kết: “Thay v́ t́m cách biện hộ, mỗi chúng ta nên cần tự rút ra bài học cho bản thân trong việc hành xử, đặc biệt là ở xứ người”.
Thường Xuân (Tổng hợp theo LĐ/TTXVN)