Bức ảnh mà báo chí “cận cảnh” cái nách của người đẹp Ngọc Quyên đă được dùng để thảo luận trong một hội nghị về b́nh đẳng giới do Ủy ban các Vấn đề xă hội của QH tổ chức sáng nay- 29.1, tại Hà Nội.
Trong các quảng cáo được khảo sát trên VTV và VOV, nữ giới được giả định như những người cần phải đẹp từ dáng đến da, từ trong ra ngoài. Váy ngắn, hở hang, trong một thừa nhận rằng “bất cứ h́nh ảnh phụ nữ nào trong quảng cáo cũng liên quan đến t́nh dục”.
Trên báo, phụ nữ bị lạm dụng thân xác từ những bản tin cho đến “tư vấn giữ lửa”. Đỉnh điểm của câu chuyện lạm dụng phụ nữ, là ví dụ về “cái nách” của người đẹp Ngọc Quyên, được một số tờ báo “cận cảnh” dưới danh nghĩa “vết sẹo dao kéo”. Thông điệp ở bức ảnh cái nách là ǵ? Có lẽ, ngay chính người viết cũng khó mà xác định được. Phụ nữ- trên báo- phải là “ṿng một khủng nhất thế giới”, là “máy bay bà già”, bầu đến tháng thứ bảy cũng bị buộc phải “xinh như mộng”. Sự khai thác triệt để “tài nguyên thân xác” phụ nữ- từ ngôn ngữ kiểu “đại chiến siêu mẫu ngực khủng” cho đến những bức ảnh “cái nách”- cho thấy tính "vườn cải" của báo chí.
Thậm chí xuất hiện mà không ngắn, không hở c̣n bị truyền thông chê là “ăn mặc quá kín đáo”. Kỳ đến nỗi khi viết về tàu điện một ray, có tờ báo đă 4 lần đem “một ray” ra so sánh với “một cô gái đẹp nhưng không làm được việc”. Nguyễn Minh Dung- giảng viên XHH Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng, những thông tin như thế này “vô t́nh tạo ra định kiến giới”, cũng như sự “không tôn trọng phụ nữ”.
Trong nghiên cứu của CSAGA - một tổ chức nghiên cứu về giới và phụ nữ - có 2 ví dụ mà những “tờ báo chính thống” đă chuyển thông điệp tới bạn đọc.
“Với tuyệt đại đa số nam giới, t́nh yêu phải được thể hiện qua việc gối chăn. Vạn bất đắc dĩ bạn mới nên cự tuyệt “đ̣i hỏi” của chàng...”.
Và đây nữa “Không yên tâm để các em chân dài ở spa phục vụ ông xă “từ A đến Z”, chị Hà quyết tâm đi học lớp nghệ thuật massage để tự tay phục vụ anh”.
Một thông điệp, được CSAGA gọi là “thông điệp chiều chồng” và cổ vũ cho định kiến giới trong t́nh dục.
Báo chí cũng không tha ngay nạn nhân của những vụ xâm hại t́nh dục. “Cả hai cô tiểu thư tuổi trăng non đến Công an phường Ô Chợ Dừa với giấy chứng thương thể hiện “màng trinh rách cũ”. Không biết với cách sống buông thả, thiếu giữ ǵn của ḿnh như thế, các cô bé đă tự đặt ḿnh vào hoàn cảnh trớ trêu bao nhiêu lần”. Hai câu, nhưng có tới 4 từ mang hàm ư đánh giá, trách cứ (thậm chí xúc phạm) nạn nhân. “Liệu những ai bị lạm dụng, bị cưỡng hiếp t́nh dục sau khi đọc bài báo này có dám tố cáo thủ phạm và đương đầu với sự kỳ thị của cả cộng đồng hay không?”- CSAGA đặt câu hỏi, sau đó khẳng định, báo chí “không thể dùng những ngôn từ buộc tội cho nạn nhân”.
Nhưng tệ nhất là câu chuyện báo chí “câu view” đối với ngay cả những người chết khi la liệt những kinh hăi, rùng ḿnh, với những “xác chết lơa thể”, “t́nh trạng không mặc quần áo”. Thậm chí, ngay hôm qua, một tờ báo đă giật tít “Đại gia chè chết trần truồng trong khách sạn”.
Cái nách của Ngọc Quyên và t́nh trạng “trần truồng” của đại gia chè đang chỉ mang đến một thông điệp duy nhất: Những người trồng cải đang cho bạn đọc của ḿnh ăn một loại rau chứa đầy chất độc.
Đào Tuấn (Lao động)