Thủ tướng Chính phủ vừa có bài viết “công cộng” với tiêu đề 27 chữ, in hầu hết trên các báo: “Kiên quyết khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn, tiếp tục kiềm chế lạm phát, bảo đảm tăng trưởng, đưa đất nước phát triển bền vững”.
Không khó để nhận thấy, điều mà Chính phủ quan tâm, trăn trở, và có lẽ là điều mà Chính phủ chưa làm được trong năm 2013, được tái khẳng định trong thông điệp đầu năm: Sẽ cứu Doanh nghiệp.
Cụ thể, đó là việc “tạo cầu, trên cơ sở tạo cầu mà khơi thông nguồn cung, hướng ưu tiên của chính sách tài khóa, tiền tệ vào các đối tượng, lĩnh vực có mức tăng cầu lớn. Đó là khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển hạ tầng kinh tế xă hội, nhà ở xă hội, kư túc xá…”. “Trong hạn mức bội chi ngân sách được phê duyệt, phải t́m các nguồn lực để tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường; sớm công bố các biện pháp về thuế để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng nguồn cung tín dụng với thời gian dài hơn và lăi suất thấp hơn cho người mua nhà để ở nhằm giảm tồn kho bất động sản. Hỗ trợ thích hợp, kể cả khoanh nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời. Ban hành cơ chế mới về bảo lănh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ”Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Kiên quyết ngăn chặn nạn buôn lậu, nhập khẩu các mặt hàng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh, an toàn, pḥng dịch”.
Không khó để nhận ra, những biện pháp dành cho DN là đúng, trúng, nhưng chưa đủ.
Bởi trước thông điệp, là cái chết của Mai Linh, tập đoàn vận tải tư nhân chi phối thị phần vận tải hành khách cả nước. Và liền ngay sau đó, là sự khó, chính xác là sự “bốc hơi” 1.200 tỷ của tên tuổi Cường đô la.
Cùng ngày với thông điệp đầu năm, báo chí, hoàn toàn công khai, đăng tin DN ngàn tỷ “Quốc Cường Gia Lai” của mẹ con Cường đô la “đă bốc hơi hơn 1.200 tỷ đồng”. Số tiền có thể tậu hàng chục chiếc siêu xe Bugatti hay sắm một du thuyền hạng sang.
Xây dựng. Cao su. Bất động sản. Thủy điện. Không ngành nghề siêu lợi nhuận mà tập đoàn tư nhân này không đầu tư. Và thứ nhận lại, có thể, khoản bốc hơi quy siêu xe hay du thuyền là chưa đủ.
Một năm mới bắt đầu với Mai Linh, với Cường đô la theo một cách thức không thể tồi tệ hơn: Phí ô tô, xe máy được chính thức áp dụng từ 1-1, không nhiều, so với vài chiếc siêu xe Bugatti, nhưng là cú đấm đối với 12.000 xe của Mai Linh. Giá nước, tại TP HCM tăng 10%. Các mặt hàng này thuộc 208 ḍng thuế sẽ cắt giảm để thực hiện cam kết WTO, với mức thuế suất cắt giảm thấp nhất là 0,29% và cao nhất là 25%. Hàng tiêu dùng của Trung Quốc, vốn đă rẻ đến “đè chết DN” sẽ tiếp tục được giảm thuế theo cam kết Hiệp định tự do thương mại AFTA.
Cú đ̣n ngớ ngẩn nhất là cả nước chỉ có 225 giấy phép phân phối rượu, trong bối cảnh Việt Nam tiêu thụ bia nhiều nhất Asean với 2,6 tỷ lít năm 2011. Cú đ̣n nặng đô nhất là lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 1.650.000 đến 2.350.000 đồng/tháng.
Không khó để nhận thấy, bỏ mặc sự nỗ lực trong những tuyên bố của Chính phủ, câu chuyện thực tế là các bộ ngành vẫn không hề “nương tay” trong các khoản thuế phí đầu năm giáng vào DN. Mà giáng vào DN, cũng có nghĩa là giáng vào người tiêu dùng.
Trong thông điệp đầu năm, Chính phủ nhắc tới việc “tạo lập niềm tin cho thị trường”, nhưng niềm tin, muốn có, phải bắt đầu câu chuyện lăi suất, thuế phí. Phải bắt đầu từ niềm tin của những DN c̣n thoi thóp, chẳng hạn của Cường đô la.
6 tháng trước, một cách hài hước, nhưng không ngẫu nhiên, một quán xôi đă lấy tên là Cường đô la.