(VOV) - Tôi, người cha của cô gái ấy, cũng đi t́m cháu. Cuối cùng, cha con tôi đoàn tụ sau 27 năm xa cách
24 tuổi, tôi lần đầu được làm cha. Lúc đó tôi đang học nghề ở Đức. Mẹ cháu là người Đức. Con gái tôi sinh ngày 31 tháng 1 năm 1984, được đặt tên là Franziska Kellner.
Tôi vẫn c̣n nhớ đứa con gái nhỏ xíu rất đáng yêu hồi đó. Thường chỉ cuối tuần tôi mới có dịp về thăm cháu, tôi đặt con lên chiếc xe nôi và đẩy đi chơi…
Sau này, cháu mới được 1 tuổi (năm 1985) th́ tôi phải về Việt Nam. Gia đ́nh tôi chuyển từ Hà Nội vào TP HCM. Đến năm 1987, tôi mất liên lạc với mẹ của Franziska, và từ đó không biết làm cách nào để biết được t́nh h́nh của con gái ḿnh.
Rồi cuộc sống cứ hối hả cuốn trôi mọi việc. Đôi lúc tôi lấy bức h́nh của Franziska lúc nhỏ ra xem, rồi tự hỏi không biết bây giờ con bé ra sao, nó sống có vui vẻ không, và có biết ǵ về tôi hay không…
Franziskia lúc nhỏ
Tấm ảnh cuối cùng mà tôi c̣n giữ trước khi mất liên lạc
Vài lần tôi đă sang Đức t́m Franziska. Vào các năm 1994, 1997, 2001, 2010; trong những chuyến đi ngắn ngày, tôi tới gặp một số bạn bè, người quen và nhờ hỏi thông tin, nhưng v́ chỉ liên lạc được trong phạm vi hẹp nên không có manh mối ǵ. Sau này, một số người bạn Đức biết chuyện, bảo rằng tôi không biết cách, bởi theo họ, chỉ cần tôi mang hộ chiếu tới ṭa Thị chính thành phố và nhờ tra số sách th́ sẽ ra thông tin về Franziska một cách không mấy khó khăn !
Linh cảm thấy con gái đang t́m ḿnh
Khoảng tháng 5 năm 2012, một hôm, có người gọi tới từ chương tŕnh truyền h́nh của VTV “Như chia hề có cuộc chia ly”.
Họ hỏi: Những năm 1980-1985, anh có ở bên Đức không? Tôi bật ra ngay câu hỏi: “Có phải con anh t́m anh à?”. Tôi nói tên của cháu hồi đó là Franziska Kellner (theo họ mẹ). Đầu dây bên kia ngập ngừng, rồi bảo tôi: “Hơi khác một chút anh ạ!”.
Họ không nói ǵ thêm. Biết họ gọi từ chương tŕnh “Như chia hề có cuộc chia ly”, tôi gửi lời hỏi thăm chị Thu Uyên v́ một lần có dịp quen biết, gặp chị trong công việc. Lúc đó chị đang đi công tác ở nước ngoài.
Ngay hôm đó, tôi lập tức liên hệ với Folker Kraus-Weysser, một nhà báo người Đức, người bạn quen đă lâu năm của tôi. Mối liên hệ giữa chúng tôi khá thân thiết, nhưng dĩ nhiên không phải chuyện riêng tư nào tôi cũng chia sẻ với ông. Tôi kể với Folker chuyện ḿnh đang đi t́m con gái, và hỏi ông ở Đức có chương tŕnh nào tương tự như “Như chia hề có cuộc chia ly không” để nhờ họ giúp...
Một tuần sau, Folker gửi email cho biết đă đến Ṭa thị chính hỏi thông tin và biết được tên họ của con tôi nay đă đổi thành Garcia Almendaris. Ông nhắn tôi viết thư ủy nhiệm cho ông thay mặt tôi để t́m Franziska. (Lúc đó, tôi mới thấy tiếc quá, giá tôi nghĩ ra việc liên hệ với ông sớm hơn, nhờ ông t́m Franziska, có lẽ tôi đă có thể t́m thấy con ḿnh từ bao giờ rồi !)
Khi được biết tên họ lúc đó của Franziska, tôi lên mạng Internet t́m thông tin. Có rất nhiều thông tin về một cô gái, cầu thủ đội tuyển bóng ném quốc gia Đức. Tôi ngắm ảnh cô gái, so với tấm ảnh cuối cùng của bé Franziska (năm 1989) tôi c̣n giữ được trước khi mất liên lạc. Thật kỳ lạ, trông có nét giống.
Tôi viết thư đến website của đội tuyển, giới thiệu ḿnh, nói rằng tôi đang t́m con gái, có cái tên giống như vậy. Liệu ban quản trị website có thể giúp tôi liên hệ với cô gái này xem cô ấy có phải là con của tôi không?
Và rồi ngày hôm sau tôi nhận được một lá thư (email) không kư tên, nói rằng cô ấy đúng là con gái tôi, cô ấy đang đi t́m người cha Việt có tên giống tôi. Người viết email cũng cho tôi địa chỉ của Franziska để tôi liên hệ viết thư cho cháu.
Lúc này tôi đă liên lạc được với Thu Uyên của chương tŕnh “Như chia hề có cuộc chia ly” và nhận được thông tin là con gái tôi, từ tháng 12/2011 đă liên hệ với ṭa soạn Thời báo Việt Đức của người Việt ở LB Đức để nhờ t́m cha. Những thông tin mà Franziska gửi đến ṭa soạn gồm cả tên tôi, địa chỉ cũ của gia đ́nh tôi, tên cha mẹ tôi tức là ông bà nội của cháu… đủ để khẳng định tuyệt đối rằng Franziska chính là con gái tôi.
Phút nghẹn ngào lần đầu thấy con
T́m thấy con gái rồi. Niềm vui khôn tả xiết khiến tôi nghẹn ngào. Tôi chờ mong ngày được nh́n thấy con bằng da bằng thịt. Hàng ngày, tôi mở mạng Internet, t́m thêm thông tin về con. Tôi tự hào lắm. Tên con bé có trong Wikipedia và rất nhiều trên mạng. Franziska là kiện tượng đội tuyển bóng ném quốc gia ở Bayern. Con gái tôi đă trở thành vận động viên từ năm lên 6 tuổi, chơi rất nhiều môn: bóng đá, bóng ném, điền kinh. Tới 10 tuổi, Franziska quyết định theo đuổi bộ môn bóng ném nữ (woman handball) và được vào đội tuyển HV Guben, rồi đội tuyển TSG Ketsch, sau đó là đội tuyển thanh niên quốc gia rồi kiêm huấn luyện viên cho đội này.
Franziska vừa đấu bóng chuyên nghiệp vừa học phổ thông, đỗ tốt nghiệp năm 2003. Con gái tôi đă đạt thành tích tuyệt vời trong thể thao: 2 lần tham gia giải vô địch bóng ném châu Âu và thế vận hội. Năm 2008, chơi cho đội tuyển FC Nurnberg vô địch quốc gia. Hai năm qua, Franziska chuyển qua đội Thuringer HC, và cùng đồng đội giật giải vô địch toàn quốc. Từ mùa hè 2011, Franziska chuyển qua đội tuyển Bayern Leverkusen và chơi cho tới tháng 7/2012.
Rồi một ngày tháng 8/2012, tôi sang Paris, nơi cha tôi hiện đang định cư cùng gia đ́nh chị gái tôi. Franziska cũng từ Đức sang Pháp. Ba thế hệ chúng tôi đă có một cuộc đoàn viên xúc động, những nụ cười chen lẫn những giọt nước mắt mừng vui.
Cha tôi, con gái tôi và tôi. Cuộc đoàn tụ tại Paris
Franziska nói với tôi, rằng đă nhiều lần lên các mạng xă hội, gơ tên tôi (không dấu) để thử t́m, nhưng có đến hàng ngàn kết quả, khiến con gái tôi không biết đâu mà lần! Kỳ thực th́ lúc đó tôi chưa sử dụng mạng xă hội nên Franziska có t́m cũng không thể thấy.
Ai cũng bảo Franziska giống cha. Tôi cũng thấy như vậy. Nét mặt, đôi mắt, cái mũi, ánh nh́n... tôi thấy ḿnh trong khuôn mặt của Franziska. Đứa con bé bỏng ngày nào của tôi nay đă trở thành một cô gái rất mạnh mẽ: Là kiện tướng thể thao, chơi chuyên nghiệp, nhưng cháu vẫn đi học ĐH Thể thao, tham dự khóa học về phát thanh và làm biên tập viên cho một tờ báo thể thao. Franziska ước mở trở thành phóng viên, nên hiện đang tích cực viết bài cộng tác với nhiều tờ báo khác nhau.
Franziska dự định tháng 12 tới sẽ sang thăm Việt Nam- quê cha, và đi một tour xuyên Việt. Cha con tôi hay nói chuyện với nhau về quê cha (fatherland)- Việt và đất mẹ (motherland)- Đức. Franziska dự định sẽ học tiếng Việt Nam. Cháu nói với tôi rằng mong muốn về Việt Nam gây dựng một đội bóng ném nữ thiếu niên, nếu có thể. Franziska cũng muốn làm lại các loại giấy tờ để đăng kư quốc tịch Việt Nam và lấy họ Vũ của cha trong tên minh.
Franziska muốn làm lại giấy khai sinh theo họ Vũ của tôi
Xúc động những tấm ḷng Việt
Rất nhiều người đă giúp cha con chúng tôi t́m nhau. Sau này, t́m lại trên mạng, tôi được biết, cách đó gần 2 năm, Thời báo Việt Đức nhận được một bức thư viết bằng tiếng Đức, nội dung như sau: “Tôi tên là Franziska Garcia Almendaris, 27 tuổi, xưa kia sống ở Guben, tiểu bang Brandenburg, sau này chuyển tới Leverkusen. Cha đẻ tôi là người Việt. Trước đây tôi không hề biết ǵ về cha, kể cả ảnh cũng như tin tức. Cứ mỗi lần hỏi, mẹ tôi lại trả lời đơn giản, cha phải trở về Việt Nam. Năm nay, tôi 27 tuổi và đang cố gắng làm cho ḿnh một giấy khai sinh với tên tuổi đúng người cha Việt của tôi, bởi tôi rất mong mỏi gặp mặt cha của ḿnh. Liệu toà soạn có thể giúp tôi được không?”.
Franziska cũng đưa ra những dữ liệu cần thiết mà cháu có được từ hồ sơ gốc, để t́m tôi, gồm: tên (Vu Tuan Hung), ngày sinh, sang Đức học nghề vào những năm 1983-1987, sống tại kư túc xá của hăng FEW ở địa chỉ 3720 Blankenburg. Địa chỉ ở Việt Nam hồi đó là E5, pḥng 96, khu tập thể Kim Liên, Hà Nội. Hộ chiếu lúc đó, và tên cha mẹ tôi, tức ông bà nội của cháu (không dấu).
Tờ báo b́nh luận rằng: “Có một cô gái Đức thiết tha t́m bố đẻ người Việt vốn chưa từng biết từ khi lọt ḷng, thật cực kỳ hiếm!” Bởi vậy, các anh chị ở ṭa soạn cũng hết ḷng giúp đỡ. Họ đă liên lạc với nhiều bè bạn, qua nhiều mối liên hệ, rồi cuối cùng qua nhà báo Trần Trọng Thức ở báo Doanh nhân Sài G̣n, viết thư nhờ Thu Uyên và chương tŕnh “Như chia hề có cuộc chia ly” t́m giúp, bởi quư cái t́nh của một cô gái Đức t́m cha là người Việt.
Sau hơn 1 năm, thông tin duy nhất mà tờ báo đó có được là khu chung cư E5 pḥng 96 Khu tập thể Kim Liên nay không c̣n nữa, mọi chủ hộ trong chung cư đó hiện đă đi đâu về đâu, c̣n hay mất, không ai biết. Báo đă đăng thông tin cùng địa chỉ liên hệ để tiếp tục giúp con gái tôi t́m cha (số báo ngày 15/10/2012).
Sau này, lúc đă t́m được con gái rồi, tôi nhận được tin nhắn của một người hàng xóm cũ ở khu tập thể Kim Liên trước kia: “Tôi có cô em gái đang sống ở CHLB Đức. Mấy hôm trước gọi về, có nói là đọc báo, và trong mục T́m người thân có một thông tin rất giống gia đ́nh anh. Nhà ở E5 KL, bố là Hùng và mẹ là Quư (tên cha mẹ của tôi-VTH). Anh sinh ngày 30 tháng 5 năm 1960. Em tôi có nói là một cô gái đăng tin đó rất muốn t́m người thân ở Việt Nam. Đọc tin này tôi nghĩ ngay đến gia đ́nh anh v́ mẹ tôi với cô Quư cùng làm với nhau, hơn nữa tôi vẫn đang sống ở A2 Trung Tự, nơi trước kia nhà anh cũng ở một thời gian. Em tôi bảo gọi cho anh xem có đúng là trường hợp của anh không? Sáng nay tôi gọi vào nhà anh, được gặp và nói chuyện với cô Quư (tên mẹ tôi- VTH). Nghe giọng cô th́ thấy cô đă gần 80 mà vẫn khỏe lắm. Và tôi cũng biết anh đă t́m được cô con gái rồi. Chúc mừng anh nhé. Người Đức không nặng t́nh bằng người Việt ḿnh. Vậy mà anh có cô con gái muốn t́m lại Nguồn Cội th́ thật đáng trân trọng. Chúc ngày gia đ́nh anh đoàn tụ vui vẻ. Cho tôi gửi lời chúc sức khỏe tới cô Quư và chú Hùng. Hàng xóm cũ”.
Nhận được tin nhắn trên, tôi liên hệ sang Đức nhờ scan nội dung bài trên Thời báo Việt Đức, nên biết được toàn bộ thông tin. Điều này chứng tỏ rằng, bằng cách này hay cách khác, cha con tôi có rất nhiều cơ hội để t́m thấy nhau, nhờ sự giúp đỡ của mọi người.
Và cuối cùng không thể không nhắc tới những người làm chương tŕnh “Như chia hề có cuộc chia ly”. Chính cuộc gọi của họ đă khiến tôi linh cảm thấy con gái đang t́m ḿnh để một lần nữa khởi động cuộc kiếm t́m đă giúp cha con tôi đoàn tụ.
Xin cám ơn tất cả ! Cám ơn những người đă giúp tôi t́m con và giúp con tôi t́m cha. Cám ơn cuộc đời đă cho tôi một cô con gái, dù sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, vẫn nhớ và t́m về nguồn cội như một bản năng sâu thẳm trong tâm hồn, trong ḍng máu Việt./.
Nguồn: Vũ Tuấn Hưng/ VOV