Những khu mua sắm outlet bao giờ cũng tạo được cho người tiêu dùng một tâm trạng hồi hộp, háo hức, bởi khi bước chân đến outlet là người ta có thể bắt gặp cơ man những cửa tiệm nổi tiếng cùng xuất hiện trong cùng một nơi với những khoản giảm giá đến nghẹt thở, từ 30%, 40%, đến 50%, thậm chí 75% hay 80%.
Quần áo bán tại tiệm Gap ở các outlet được thiết kế riêng cho outlet. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Thế nhưng, hăy tỉnh táo một chút để đừng bị lừa v́ không phải ngẫu nhiên mà ngành công nghiệp kiếm được 25 tỉ đô la một năm này được xem là bậc thầy trong việc moi tiền của người mua sắm.
Những “bí mật“dưới đây hy vọng sẽ giúp mọi người trở nên sáng suốt hơn khi bước chân đến outlet.
Hàng ở outlet chỉ có ở outlet
Khởi đầu, các cửa hàng outlet được mở ra là để tiêu thụ những sản phẩm bị lỗi, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, hay những mặt hàng c̣n sót lại từ các cửa tiệm bán lẻ của những thương hiệu nổi tiếng.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều công ty sản xuất ra các mặt hàng chỉ đặc biệt dành bán ở outlet với giá rẻ hơn b́nh thường. Các thương hiệu như Gap, Coach, Brooks Brothers, Ralph Lauren and J. Crew đều thiết kế quần áo, sản phẩm riêng dành bán ở outlet với chất lượng khác hẳn.
“Chất lượng các mặt hàng bán ở các outlet vẫn trong khuôn khổ tử tế, chấp nhận được, ngoại trừ vài chi tiết nhỏ nhặt,” ông Tod Marks, chủ biên của Consumer Reports cho biết. “Có thể nhà sản xuất dùng nút nhựa thay cho nút bằng da. Dĩ nhiên là không có quá nhiều thay đổi ở tay áo hay các đường ráp, mẫu mă,” ông Marks nói tiếp. “Về mặt tâm lư, những chi tiết nhỏ đó có thể có ư nghĩa ǵ đó đối với người tiêu dùng, nhưng đó không phải là chuyện chất lượng mặt hàng đó được làm như thế nào.”
Những miếng “tag” đôi khi cũng được làm khác đi một cách đặc biệt hay được ghi luôn là “hàng outltet” (“factory outlet”). Và v́ làm riêng cho outlet nên nó chỉ có một loại duy nhất.
Chị Thu Phạm, 50 tuổi, sống tại Santa Ana, tỏ ra khá bất ngờ khi nghe nói về điều này. Chị Thu nói, “Trước giờ, tôi cứ nghĩ hàng bán ở outlet là hàng may bị lỗi hay bị de mode thôi chứ!”
“Ờ, mà nghĩ lại cũng đúng, v́ nhớ là hồi trước mua áo thun hiệu Calvin Klein mặc đẹp lắm. Sau này th́ thấy sao cũng hiệu đó mua về giặt vài lần là nó cũ đi thấy rơ.” Chị Thu cho biết thêm.
Khi c̣n đắn đo, không chắc đó có phải là sản phẩm gốc hay không th́ hăy cứ hỏi người bán hàng. Theo ông Marks, nhân viên cửa hàng outlet có khuynh hướng am tường về những sản phẩm trong cửa hàng của họ nên có thể giải thích cho khách sự khác nhau giữa các mặt hàng được bán ở outlet và ở trong các khu shopping.
Bảng giá có thể gây hiểu lầm
Kế tiếp, đừng để ḿnh bị mê hoặc bởi sự so sánh giá tiền ghi trên mỗi mặt hàng.
Như đă nói là có những sản phẩm chỉ được đặt hàng dành cho outlet nên bạn đừng quá tin vào sự khác biệt khi so sánh giá ở cửa hàng bán lẻ và giá outlet được đính trên mỗi chiếc áo chiếc quần, hay túi xách, giày dép... Tốt hơn hết là chỉ nên tập trung nh́n, cảm và đánh giá xem mặt hàng đó có xứng đáng với giá trị đó hay không mà thôi.
Khi đi mua hàng ở outlet, nên tập trung nh́n, cảm và đánh giá xem mặt hàng đó có xứng đáng với giá trị đó hay không. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Là một người “nghiện” đi mua sắm ở outlet, cô Thủy Vơ, 40 tuổi, đang làm cố vấn tài chánh ở Irvine, nhận xét, “Đúng là khi cầm bảng giá lên xem, ḿnh dễ bị xiêu ḷng khi thấy giá của outlet rẻ hơn chừng 30% so với giá ở cửa hàng bán lẻ. Rồi ḿnh lại c̣n được bớt thêm chừng 25% đến 40% nữa, tùy theo mùa, thành ra ai mà không ham.”
Dù cũng đồng ư là “nên tỉnh táo khi lựa chọn mua đồ cho xứng đáng với số tiền bỏ ra” nhưng cô Thủy phải thừa nhận rằng “chiêu marketing đó ở outlet rất lợi hại!”
Thương hiệu cao cấp tại outlet “giảm giá thật”
Với những thương hiệu cao cấp như Gucci hay Prada chẳng hạn th́ người mua có thể t́m được ở các outlet những mặt hàng y chang như hàng bán tại các cửa hàng bán lẻ, chỉ khác ở chỗ là chúng không phải là những kiểu thời trang vừa ra mắt. Và v́ là hàng đă “qua mùa, lỗi mốt” nên dĩ nhiên giá được giảm đến mức người mua cảm thấy thật khó mà bỏ qua việc mua lấy món hàng có nhăn hiệu khiến nhiều người phải “lóa mắt.”
“Những người mua sắm ở outlet là những người rất 'sành điệu' v́ họ biết thương hiệu nào là cao cấp,” ông Marks tiếp tục. “Họ có thể là những người nghiện mua sắm, khao khát sở hữu một sản phẩm 'thể hiện đẳng cấp bậc nhất' nhưng lại không đủ sức mua được món hàng đó khi nó vừa mới tŕnh làng tại cửa hàng bán lẻ.”
Chính v́ như thế nên việc t́m đến các tiệm outlet của những thương hiệu cao cấp là giải pháp tuyệt vời cho người nghiện hàng hiệu nhưng giá phải thật rẻ.
“Tôi không đủ sức mua đồ của Prada hay Gucci đâu. Nhưng Hè rồi tôi ghé outlet ở Las Vegas, mua một cái áo 'mangto' hiệu Nautica, giá chính thức là $126, rồi giảm xuống $76, rồi c̣n $50, chắc do qua mùa rồi, v́ mùa Hè nóng như đổ lửa mà ḿnh lại đi mua áo lạnh mà. Quá đẹp mà quá rẻ luôn, không chê vô đâu được.” Hạnh Nguyễn, cư dân Westminster, đang làm việc tại một văn pḥng bác sĩ ở Huntington Beach, khoe.
Hạnh Nguyễn không cho rằng chiếc áo mà cô mua là hàng làm riêng cho outlet, mà chỉ là “hàng chính gốc nhưng đă bị hết mùa” mà thôi.
Kiểm tra lại hàng tồn kho tại outlet ḿnh thích trước khi đi
Một bí mật nữa cho chuyện đi mua sắm ở outlet là hăy gọi điện thoại đến những tiệm outlet mà ḿnh thích trước khi thân chinh đi đến đó, để hỏi xem họ c̣n món hàng bạn thích hay là có chương tŕnh ǵ đặc biệt vào phút chót hay không?
Ví dụ có trường hợp một cửa hàng outlet bán đồ trang trí nội thất, không có thông báo ǵ hết, bất ngờ nhận được cả một xe truck toàn là bàn ăn chở về từ pḥng trưng bày chính, và ngay lập tức họ bán cho những khách hàng may mắn có mặt với giá giảm hơn 80%.
Cửa hàng outlet cung cấp ít dịch vụ hơn
Cuối cùng, hăy nhớ là những cửa hàng outlet không có đầy đủ hết các dịch vụ như ở cửa hàng bán lẻ b́nh thường.
Ví dụ, nếu muốn mua những món đồ lớn dềnh dàng như giường, bàn ghế, đồ trang trí nội thất th́ người mua phải tự chuẩn bị sắp xếp việc chuyên chở.
Ngoài ra, v́ các cửa tiệm outlet được mở ra một cách độc lập nên người mua sẽ không thể trả lại món hàng đă mua ở outlet tại một cửa hàng bán lẻ cùng thương hiệu trong các khu thương mại b́nh thường.
Thêm vào đó, nguyên tắc trả đồ ở outlet đôi khi cũng nhiêu khê nữa. Cho nên người mua phải chắc chắn là ḿnh hiểu được qui định của tiệm trước khi mua. Phiếu giảm giá hay thẻ quà tặng từ những cửa hàng bán lẻ có khi chẳng dùng được ở outlet.
Anh Tuấn Trần, làm nghề xây dựng ở Garden Grove, kể, “Tôi mua cái áo cho bà xă hiệu Lacoste ở Carlsbad Outlet, San Diego, nhưng bả muốn đổi màu khác. Có điều tiệm chỉ cho đổi hoặc trả trong ṿng có 10 ngày thôi, và phải trả ở outlet. Mỗi lần đi mỗi lần khó, chẳng lẽ chỉ lái xe lên đó đổi cái áo thôi sao. Mua đồ ở outlet họ đâu có cho trả như ở trong Macy’s đến 6 tháng mới hết hạn.”
Xếp hàng trong đêm chờ vào mua đồ giảm giá tại Carlsbad Outlet, San Diego trong ngày Black Friday 2011. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Trong khi đó, cô Hạnh Nguyễn lại cho biết tiệm Nautica mà cô mua ở Las Vegas Outlet th́ “cho trả, đổi trong thời hạn 90 ngày, nếu c̣n đầy đủ biên nhận và hàng c̣n nguyên nhăn hiệu, chưa mặc chưa giặt.”
Tuy vậy, cũng có một vài hệ thống outlet lớn cung cấp những phiếu giảm giá độc quyền hay tăng thêm phần trăm giảm giá thông qua các câu lạc bộ mua sắm. Như tại Woodbury Commons, những người mua sắm được ghi danh miễn phí khi gia nhập “VIP Shopper Club” và được nhận quyển phiếu giảm giá mỗi khi đi mua sắm, cộng thêm những ưu đăi khác.
Ngọc Lan/Người Việt