- Cứ nh́n thấy Jennifer Phạm là lập tức người ta nghĩ đến sự nữ tính: một cô gái đẹp với đôi mắt buồn, vẻ ngoài mong manh, dịu dàng, luôn khiến cho đàn ông khao khát được che chở. Khi c̣n hạnh phúc bên Quang Dũng, người ta chỉ nói về Jenni với cụm tù “vợ của ca sĩ Quang Dũng”. Sau khi hôn nhân tan vỡ, người ta gọi Jenni là “vợ cũ của ca sĩ Quang Dũng”.
Nhưng giờ đây xuất hiện trên báo chí, cái tên Jennifer Phạm đă đàng hoàng đứng một ḿnh, với những dấu ấn thể hiện cố gắng không ngừng nghỉ của Jennifer trên con đường khẳng định ḿnh. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, sau đổ vỡ, ngay cả một người phụ nữ vốn được coi là mong manh, yếu đuối như Jenni cũng trở nên kiên cường hơn.
Giữ được tâm hồn Việt và vẻ đẹp Việt trên đất Mỹ Từ khi đăng quang “Hoa hậu châu Á tại Mỹ” năm 2006 cho tới giờ, cái tên Jennifer Phạm đă trở thành nổi tiếng và được hầu hết người Việt Nam biết đến. Jenni là trường hợp nhan sắc Việt ở nước ngoài được công chúng trong nước biết tới và quan tâm nhiều nhất.
Tôi thích vẻ đẹp dịu dàng và ngày càng đằm thắm của Jenni. Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng thế. Nhiều đồng nghiệp từng thú nhận với tôi, dù là con gái, họ vẫn không tránh khỏi cảm giác đôi khi ghen tị với Jenni và không cưỡng lại được khi ngắm nh́n vẻ đẹp của Jenni. So với cách đây vài năm, khi mới đăng quang rồi về Việt Nam sinh sống, Jenni bây giờ đẹp hơn rất nhiều với phong cách duyên dáng, nữ tính. Điều thú vị nhất là dù sống ở Mỹ từ nhỏ, nhưng Jenni lại mang vẻ đẹp và tính cách rất Á Đông, không hề bị “Mỹ hóa”.
Jennifer Phạm có một cái tên Việt Nam rất đẹp: Phạm Vũ Phượng Hoàng. Sinh năm 1985 tại Sài G̣n, nhưng khi chưa đầy 3 tuổi, Jenni đă theo gia đ́nh sang định cư ở bang Cali, Mỹ. Trước khi chưa đăng quang “Hoa hậu châu Á tại Mỹ”, công chúng trong nước chưa biết Jennifer Phạm là ai. Nhưng kể từ đó đến nay, Jenni đă trở thành một nghệ sĩ có lượng fan lớn ở Việt Nam.
Không giống như nhiều thanh niên Việt Nam sinh ra và lớn lên ở Mỹ, Jenni là một người rất thuần Việt. Jenni nói tiếng Việt rất giỏi, biết nấu nướng, thêu thùa và thích mặc áo dài. Tất cả là nhờ sự giáo dục, bảo ban kỹ càng và chu đáo của ba mẹ.
Khi sang Mỹ, ba mẹ Jenni chỉ có hai bàn tay trắng. Để nuôi được 3 đứa con nhỏ, ba mẹ Jenni đă phải trải qua rất nhiều công việc vất vả. Nhưng không bao giờ v́ cuộc sống mưu sinh, mà ba mẹ Jenni quên đi trách nhiệm dạy dỗ, bảo ban con cái. Gia đ́nh Jenni sống ở Cali, nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống, nên chị em Jenni cũng ít nhiều có được không khí sống trong cộng đồng của ḿnh.
Để các con không quên cội nguồn của ḿnh là người Việt Nam, không cứ ǵ dịp lễ Tết, mẹ Jenni đều đưa con cái lên chùa và cùng các con làm những việc thiện. Tuy sống ở Mỹ đă hơn 20 năm, nhưng ba mẹ Jenni vẫn giữ nề nếp gia đ́nh, chú trọng việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Ba mẹ cũng bắt chị em Jenni phải học cách thờ cúng tổ tiên để không quên truyền thống, đạo lư của người Việt.
Tuy Jenni sang Mỹ từ lúc chưa đầy 3 tuổi, nhưng Jenni nói tiếng Việt rất sơi. Khi sang Mỹ, lo sợ con cái quên đi tiếng nói của dân tộc, ba mẹ Jenni đă dạy tiếng Việt cho chị em Jenni rất tỉ mỉ. Gia đ́nh Jenni có một quy ước: đi ra ngoài giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng khi về đến vạch cửa nhà th́ chỉ được phép nói tiếng Việt. Không một ai trong gia đ́nh Jenni được phép vi phạm nguyên tắc này. Sống ở một đất nước hiện đại, nhộn nhịp, nhưng nhà Jenni có một yêu cầu bắt buộc nữa là đến bữa cơm tất cả gia đ́nh phải có mặt đầy đủ mới ăn cơm. Bữa cơm nhà Jenni bao năm qua luôn ấm cúng v́ có sự có mặt đầy đủ của các thành viên trong gia đ́nh.
Mẹ Jenni là một người phụ nữ Việt Nam truyền thống điển h́nh. Mẹ rất dịu dàng, yêu tà áo dài Việt. Mẹ Jenni cũng thêu thùa rất giỏi, thích đọc thơ văn và thuộc rất nhiều ca dao, dân ca, tục ngữ Việt. V́ thế, mẹ cũng nuôi dạy Jenni trở thành một người phụ nữ Việt truyền thống. Khi Jenni c̣n bé, mẹ Jenni thường xuyên kể truyện cổ tích rồi hát những bài dân ca cho Jenni nghe.
Trong cuộc sống ngày thường, mẹ cũng hay dùng những câu ca dao, tục ngữ, những câu ví von mà người Việt hay sử dụng thường nhật. Chị em Jenni đă học được của mẹ rất nhiều ca dao, tục ngữ. Sau này về Việt Nam, Jenni thường xuyên khiến mọi người ngạc nhiên v́ khả năng sử dụng những câu ví von quá “cao thủ” của ḿnh.
Khi Jenni c̣n bé mẹ đă dạy cho Jenni những kiến thức về tà áo dài Việt Nam. Mẹ nói với Jenni, áo dai là tà áo truyền thống của người phụ nữ Việt Nam thể hiện nét duyên dáng, kín đáo đậm chất Á Đông của người con gái Việt. Vào những dịp lễ Tết, bao giờ mẹ cũng mặc áo dài để thắp hương cúng ông bà tổ tiên và đi chùa. Khi bắt đầu mặc được áo dài, Jenni cũng bị ảnh hưởng thói quen này của mẹ. V́ thế, trong nhà Jenni bao giờ cũng có một tủ đựng áo dài của hai mẹ con.
Mẹ là người rất khéo tay. Mẹ dạy Jenni thêu thùa, khâu vá - những cái mà thanh niên người Việt lớn lên ở Mỹ hầu như rất xa lạ. Jenni biết nấu canh chua, cá kho, làm nem Việt, nấu phở cũng là nhờ mẹ. Tài bếp núc của Jenni đủ để Jenni có thể trở thành một cô dâu đảm đang trong bất cứ gia đ́nh Việt Nam nào. Mẹ dạy Jenni cách ăn nói, đi đứng nhẹ nhàng, duyên dáng sao cho ra dáng một cô gái Việt Nam. Cách nuôi dạy của mẹ đă khiến Jenni có tính cách dịu dàng và thuần Việt như mọi người đă chứng kiến, dù xa quê hương từ khi c̣n nhỏ. 4 chữ “Công, dung, ngôn, hạnh”, Jenni đều học được từ mẹ.
Từ nhỏ Jenni đă được mẹ đưa đi chùa, tham gia vào các hoạt động thiện nguyện. V́ thế, Jenni có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia các hoạt động xă hội. Khi c̣n là sinh viên, Jenni đă từng tham gia những tổ chức từ thiện phi chính phủ giúp người nghèo và góp phần phát triển giáo dục Việt Nam.
Trong gia đ́nh Jenni, ba mẹ rất yêu thương con cái nhưng cũng nghiêm khắc với con cái. Tuy vậy, điều quan trọng nhất là ba mẹ rất tôn trọng và b́nh đẳng với con cái. Nhờ đó, Jenni có thể coi ba mẹ như hai người bạn lớn, là nơi Jenni có thể giăi bày tâm sự, trút bỏ mọi niềm vui, nỗi buồn. Khi Jenni ở thời điểm khó khăn nhất khi cuộc hôn nhân với Quang Dũng đổ vỡ, ba mẹ Jenni không hề gặng hỏi điều ǵ, chỉ an ủi, động viên Jenni sớm vượt qua nỗi buồn. Ba mẹ luôn là chỗ dựa cho Jenni trong lúc khó khăn.
Là chị cả của ba đứa em nhỏ, Jenni luôn được cha mẹ dạy phải gương mẫu và ư thức được vai tṛ, trách nhiệm của ḿnh với các em. Hầu như suốt tuổi thơ, Jenni là một người con ngoan ngoăn và một người chị gương mẫu. Lần duy nhất mà cô chị cả Jenni nổi loạn là trốn ra khỏi nhà cùng bạn bè lúc nửa đêm để thực hiện một cuộc thách đấu nguy hiểm.
Một người bạn đă thách Jenni nhảy xuống biển từ một cây cầu và bơi vào bờ giữa trời lạnh. Jenni đă nhận lời thách thức đó, nhảy xuống biển và bơi vào bờ thật, dù vừa bơi vừa sợ dưới biển có cá mập. Thật may là tối hôm đó, không có con cá mập nào tấn công Jenni. Đó là kỉ niệm nhớ đời, nhưng cũng là lần hiếm hoi Jenni nổi loạn. Phần lớn thời cấp 3, Jenni học tập mẹ tham gia vào các tổ chức thiện nguyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
(C̣n tiếp kỳ 2: Jennifer Phạm: Sự nữ tính và mạnh mẽ của một cô gái Việt Nam truyền thống)
Lâm B́nh
theo PNTD