WESTMINSTER (NV) -“Cần nói cho người kia biết ở Mỹ ḿnh đang làm ǵ. Đừng giả bộ khoe khoang để người ta nuôi hy vọng rồi sụp đổ hụt hẫng khi sang đây.
Một cô dâu được làm tóc bên cạnh Hồ Gươm, Hà Nội. Một số Việt Kiều về Việt Nam cưới vợ “nổ” quá làm vợ vỡ mộng sau này. (H́nh minh họa: Paula Bronstein /Getty Images)
Ḿnh đi 'share' pḥng th́ cứ nói là đi 'share' pḥng, tại sao lại cứ 'nổ' là có nhà cửa lớn lao làm chi,” Thịnh Phạm, kỹ sư tin học, đang làm IT cho hệ thống ngân hàng Wells Fargo tại Irvine, người cũng từng về Việt Nam cưới vợ, thẳng thắn nói.
Thịnh cho rằng, “điều đầu tiên để có được cuộc hôn nhân bền chặt th́ cần phải có sự thành thật.”
Theo số liệu của Bộ Nội An, trong năm 2010, có 2,981 giấy nhập cảnh (visa) được cấp cho người đi theo diện bảo lănh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Con số gần 3,000 người này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 giấy nhập cảnh cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lănh gia đ́nh.
Số bảo lănh theo diện vợ chồng sang Mỹ nhiều, nhưng số ly dị từ những cuộc hôn nhân này cũng không ít.
Một văn pḥng luật sư chuyên lo về thủ tục kết hôn và ly dị trên đường Westminster cho biết “số cặp kết hôn và ly hôn mỗi tháng gần tương đương nhau.”
Trong khi đó, một văn pḥng luật sư “thuộc loại bận rộn nhất ở vùng Bắc California” th́ cho rằng “có chừng 8 đến 15 hồ sơ kết hôn mỗi tháng được thực hiện ở văn pḥng này.”
Cũng theo vị luật sư tại đây, “tuy chưa có con số kiểm chứng cụ thể, nhưng theo phỏng đoán th́ số vụ ly dị từ những cuộc hôn nhân này lại chiếm từ 60 đến 70%.”
Nếu sự thành thật ngay từ đầu mang lại cho Thịnh Phạm và Tuấn Phan, cư dân thành phố Anaheim, đang làm kỹ sư điện toán cho hăng IBM, cuộc hôn nhân hài ḷng, hạnh phúc, th́ Lâm Nguyễn, cư dân Garden Grove, làm nghề buôn bán nhà, và Minh Lư, làm công việc quét dọn cho một công ty ở Santa Ana, lại khiến cho người phối ngẫu cảm thấy “vỡ mộng” sau khi cưới bởi v́ những điều “che giấu” của ḿnh.
Thành công khi có sự t́m hiểu, biết thành thật và cảm thông
“Thực tế có nhiều người về Việt Nam cưới vợ vội vă rồi lại ly dị không bao lâu sau khi tới Mỹ. Anh có nghĩ ḿnh ‘liều’ quá không khi quyết định về cưới vợ ở quê nhà?” Phóng viên Người Việt hỏi Thịnh Phạm.
“Chia tay có thể là do họ chưa t́m hiểu kỹ càng, hoặc người từ Mỹ về khoe khoang, khoác lác làm cho người ta hy vọng hăo huyền.” Thịnh nói.
Người kỹ sư này cho biết anh “tin vào trực giác, cảm nghĩ của ḿnh” khi quyết định cưới cô gái mà anh quen ở Việt Nam làm vợ.
Tuy nhiên, theo Thịnh, quyết định về Việt Nam cưới vợ, nhưng đừng nghĩ rằng chuyện đó là dễ dàng. “Cưới vợ về chung sống, chứ không phải đi mua hàng, có sẵn cho lựa, không hài ḷng th́ mang trả.”
Thịnh nói: “Quen mấy cô Việt Nam không dễ, v́ thực tế nhiều cô cốt quen ḿnh chỉ v́ muốn ḿnh làm cái cầu cho họ sang Mỹ thôi. Phải có thời gian t́m hiểu mới được.”
Mà t́m hiểu trong lúc hai người ở hai phương cũng không đơn giản, nên “phải có người quen ở Việt Nam giới thiệu trước, ít nhất ḿnh cũng biết được gia đ́nh đó như thế nào, cô đó ra làm sao, th́ cũng tiết kiệm được phần nào thời gian.” Thịnh cho biết.
Với trường hợp của Thịnh Phạm, anh cho rằng ngoài sự giúp đỡ của người thân ở Việt Nam anh cũng mất cả năm thư từ, điện thoại qua lại nói chuyện t́m hiểu trước khi anh quyết định về Việt Nam gặp gỡ, rồi mới quyết định có hợp để cưới hay không.
Theo lời Thịnh, cô gái anh quyết định cưới là “người hiền lành, cũng tốt nghiệp đại học, nên cả hai có sự ḥa hợp trong cách nghĩ.”
“Đương nhiên vợ chồng lúc đầu bao giờ cũng có những bỡ ngỡ nhưng ḿnh phải t́m cách khắc phục. Ở Mỹ, ở Việt Nam, hay ở đâu cũng vậy thôi.” Thịnh nói thêm.
Người kỹ sư IT này cho rằng “điều đầu tiên để có được cuộc hôn nhân bền chặt th́ cần phải có sự thành thật.”
Hiện tại, cô gái được Thịnh về cưới cũng đă sang Mỹ đoàn tụ cùng anh được gần 4 năm, và “tôi cảm thấy hạnh phúc với người vợ của ḿnh,” Thịnh nói một cách hài ḷng.
Khi phóng viên Người Việt hỏi, “Nghe nói có người chỉ về Việt Nam chơi thôi, nhưng lại quen được một cô và chỉ một tháng sau là cưới. Rồi về làm giấy tờ, bảo lănh sang Mỹ. Anh nghĩ sao về điều này?” Tuấn Phan ph́ cười, tự nhận rằng ḿnh là một trong số đó.
“Không giải thích được. Chính tôi đôi khi cũng tự hỏi tại sao lại như thế được, nhưng mà tôi cũng không giải thích được với chính ḿnh. Chỉ c̣n biết cho rằng đó là duyên số.” Người đàn ông trên dưới 45 tuổi nói.
Theo lời Tuấn, sau những thất bại trong t́nh trường tại Mỹ, Tuấn về Việt Nam chơi, trong đầu cũng nghĩ đến chuyện “thử làm quen với ai đó,” theo nhiều lời gợi ư của người quen. Một lần theo gia đ́nh đi chơi ở Đà Lạt, Tuấn làm quen với cô quản lư khách sạn nơi anh ở, người cũng tốt nghiệp đại học ngành tài chánh kế toán.
“Cũng không biết có thể gọi là tiếng sét ái t́nh không, nhưng tự dưng tôi nghĩ đă đến lúc ḿnh cần 'settle down,' thế là sau vài lần nói chuyện, đi chơi, tôi ngỏ lời. Và cô ấy đồng ư. Một tháng sau chúng tôi làm đám hỏi, rồi tôi về Mỹ, lo giấy tờ. Một năm sau về làm đám cưới và mang nàng sang luôn.”
Từ ngày đó đến nay đă 8 năm, Tuấn cho biết anh đă có 2 con, và anh bằng ḷng với cuộc sống cùng người vợ “quen rất t́nh cờ” đó.
Tuấn Phan cũng đồng ư là cần nên cho người vợ sắp cưới của ḿnh biết rơ về sự khó khăn khi sang Mỹ, nhất là ở những năm tháng đầu tiên. “Phải giúp họ hiểu rằng phụ nữ ở đây cũng phải bươn chải như đàn ông. Ở đây, ngoài đi làm ra, về nhà ai cũng phải lo thêm công việc nhà, tự nấu nướng, giặt giũ, chăm con, chứ không phải có người giúp việc như phần đông gia đ́nh ở Việt Nam hiện nay.” Chàng kỹ sư điện toán chia sẻ.
Thất bại v́ khoe mẽ, vung tay quá trán
Ngược lại với cảm giác “hạnh phúc” của Thịnh Phạm và Tuấn Phan, ông Cường Nguyễn, người làm việc cho chính phủ với mức lương vừa đủ sống, lại cảm thấy “mệt mỏi” sau một năm mang vợ từ Việt Nam sang.
Ông Cường nói như than, “Hồi xưa ao ước cưới vợ Việt Nam qua bao nhiêu, giờ thấy mệt mỏi bấy nhiêu.”
Theo lời người đàn ông này, sau khi cưới, trong lúc chờ bảo lănh, mỗi tháng ông gửi về cho vợ, một thợ may công nghiệp ở Đồng Nai, $300 để “sống và đóng tiền học tiếng Anh.” Hơn một năm sau, ông mang được vợ sang Mỹ cũng là lúc vợ ông có bầu, không đi làm.
Một cô dâu làm dáng để chụp h́nh tại một khách sạn cổ ở Hà Nội. Nhiều Việt Kiều về Việt Nam cưới vợ chỉ v́ “tiếng sét ái t́nh.” (H́nh minh họa: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)
Ông kể: “Tiền nhà thôi đă $1,300 rồi thêm đủ thứ chi phí mà lúc độc thân tôi không tính, giờ có vợ lại nảy sinh thêm, một ḿnh tôi đi làm công chức quèn cho chính phủ, xoay sở, tiết kiệm lắm mới vừa đủ.”
Nhưng “tiết kiệm” đồng nghĩa với việc ông mang tiếng là “keo kiệt và chi li với vợ” v́ khi vợ ông muốn mua ǵ ông cũng nói “ráng chờ sale.”
Ông trách móc, “Sao cổ không hiểu là ngày trước lâu lâu cổ đ̣i mua chai dầu thơm, cái quần cái áo gửi về là tôi mua tôi gửi về. V́ đó là lâu lâu. C̣n bây giờ cứ cuối tuần là đ̣i đi shopping rồi cứ thích ǵ là mua, không cần biết tiền bạc chi tiêu như thế nào. Nói ra th́ cổ nói tôi làm cổ vỡ mộng, sống ở Mỹ mà ky bo c̣n hơn lúc ở Việt Nam.”
Giáo Sư Hùng Thái Cẩm, chuyên về bộ môn xă hội học và các vấn đề người Mỹ gốc Á của trường Pomona College, đă bỏ ra hơn 25 chuyến đi về Việt Nam kể từ năm 1997 đến năm 2006 để thực hiện các cuộc nghiên cứu, phỏng vấn, thu thập các số liệu xoay quanh vấn đề những người đàn ông Việt kiều trở về Việt Nam cưới vợ.
Từ những cuộc tiếp xúc, tṛ chuyện này, Giáo Sư Cẩm viết quyển “Tốt Hơn Hay Tồi Tệ Hơn - Những Cuộc Hôn Nhân Việt Nam Quốc Tế Thời Kinh Tế Toàn Cầu (For Better or For Worse - Vietnamese International Marriages in the New Global Economy).
Trong quyển này, Giáo Sư Hùng có cái nh́n sâu hơn về vấn đề hôn nhân và di dân giữa những người đàn ông sống tại Mỹ và những người phụ nữ mà họ kết hôn. Thông qua những câu chuyện cụ thể của từng người, Giáo Sư Hùng Thái Cẩm nhấn mạnh sự trớ trêu và thách thức mà những người này phải đối mặt. Trong đó có cả tiếng nói của những người đàn ông Việt kiều thuộc tầng lớp lao động nhập cư mong muốn có được những người vợ “truyền thống.” Đồng thời có cả khát vọng của những phụ nữ trẻ có học, muốn t́m được cho ḿnh người chồng cùng dân tộc nhưng có cái nh́n cởi mở, tự do hơn về vấn đề b́nh quyền nam nữ.
Tác giả nắm bắt được quan điểm không tương thích của những cặp vợ chồng này không chỉ bị giới hạn bởi khoảng cách địa lư mà c̣n nằm trong vấn đề ư thức hệ.
Trong những câu chuyện mà Giáo Sư Hùng Thái Cẩm dẫn ra trong quyển sách của ḿnh, có những câu chuyện giống như trường hợp của ông Cường Nguyễn. Có những chàng Việt kiều có đời sống khá khó khăn tại Mỹ, nhưng khi về đến quê nhà, lại cố t́nh khoe mẽ, vung tiền như nước cho đáng mặt Việt kiều. Việc “giả làm chàng Việt kiều đốt tiền” chẳng chóng th́ chày, sự thật phơi bày, và người vợ cảm thấy ḿnh bị lường gạt, hụt hẫng.
Ông Minh Lư, làm công việc quét dọn cho một công ty ở Santa Ana, cũng đang dùng dằng với suy nghĩ liệu có nên tiếp tục làm hồ sơ bảo lănh vợ sang hay không. Vợ ông làm nghề hớt tóc ở Vĩnh Long. Lư do ông chần chờ phần nhiều liên quan đến vấn đề tiền bạc.
Ông kể: “Lúc mới cưới, mỗi tháng tôi gửi về cho cổ $300 để tiêu xài. Khi cổ có bầu, tôi ráng chắt mót gửi $400. Rồi cổ nói không đủ, phải tăng lên thành $500 mỗi tháng.”
Điều ông Minh lo là “chỉ thấy cô ta ṿi tiền mà không quan tâm xem tôi sống như thế nào, lương tôi phải chi tiêu ra sao th́ liệu khi sang đây, cổ có chấp nhận được cuộc sống này, cùng tôi đồng cam cộng khổ hay không?”
“Vậy ngay từ đầu ông có nói công việc ông đang làm và thu nhập của ông cho vợ ông biết không?” Phóng viên Người Việt hỏi.
“Không.” Người đàn ông trả lời cụt lủn.
Ngọc Lan/Người Việt