Hôm nay là ngày lễ Vu lan – báo hiếu, chúng ta cùng dành thời gian để t́m hiểu về nét đẹp tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo tại Việt Nam.
Tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xă Hàm Tân, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, chùa Vàm Ray được chính thức khánh thành ngày 22/05/2010. Đây chính là ngôi chùa Khơ me lớn nhất Việt Nam, một nơi để các đồng bào Phật tử Khơ me gặp gỡ và cùng nhau tu tâm, tích đức.
Chùa Vàm Ray được người dân Trà Vinh coi như một kỳ tích của Phật giáo tại đây.
Chùa được ông Trầm Bê (một người con của Phật giáo Nam tông Khơ me) tài trợ phục chế và cải tạo, trong thời gian 3 năm với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD (khoảng gần 20 tỷ đồng vào thời điểm năm 2010).
Ông Trầm Bê – người đă tài trợ toàn bộ kinh phí phục chế, xây dựng chùa.
Đối với người Khơ me Phật giáo là một phần của cuộc sống và họ đă kiến tạo một nền văn hóa rực rỡ gắn liền với Phật giáo Nam tông tại vùng đất Nam Bộ. Ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, tinh thần của cộng đồng nên được xây dựng bề thế, trang nghiêm, chạm khắc rất tinh tế với mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút, nằm giữa khuôn viên rộng để bà con đến làm lễ, vui chơi…
Bây giờ chúng ta cùng ngắm vẻ đẹp của chùa Vàm Ray, niềm tự hào Phật giáo Nam tông Việt Nam. Nếu có thể, trong dịp lễ Vu lan – báo hiếu, các bạn hăy một lần đến thăm và tịnh tâm ở chùa nhé các bạn!
Giống như nhiều chùa Khơ me Nam Bộ, chùa Vàm Ray mang kiến trúc Angkor của người Campuchia. Chùa Vàm Ray có hai cấp sân rộng bao quanh ngôi chánh điện, được tráng xi măng. Mái có ba cấp, mỗi cấp được chia thành ba nếp, nếp giữa lớn hơn, hai nếp phụ hai bên bằng nhau, không có tháp nóc…
Chánh điện chùa. Điểm chung của chùa Khơ me Nam Bộ là chánh điện thường quay về hướng Đông, v́ họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.
Khi vào bên trong chánh điện, các bạn sẽ choáng ngợp bởi vẻ bề thế và lộng lẫy với nhiều màu sắc, đậm chất văn hoá Khơ me, mang nét đặc thù nền tảng của Bà la môn giáo, ảnh hưởng sâu đậm văn hoá Ấn Độ.
Đối diện chánh điện là các cột trụ với h́nh tượng thần rắn Naga 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn (đã được đức Phật thuần hóa – theo quan niệm của người Khơ me). Cửa vào chánh điện được chạm trổ rất công phu, tinh xảo, kết hợp giữa phong cách nghệ thuật chùa và nghệ thuật chạm khắc dân gian, tạo nên nét độc đáo cổ kính.
Lối vào chùa rất khang trang, rộng răi.
Tượng thánh bốn mặt “Maraprum đội đèn” ở chi tiết lan can. Những hàng cột phía ngoài chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Cô-ranh, phía trên tiếp giáp giữa đầu cột với mái chùa có tượng thần Krud ḿnh người đầu chim, mỏ ngậm viên ngọc với hai tay đỡ mái chùa.
Tất cả các chi tiết, hoa văn đều được chạm khắc tỉ mỉ bằng đất sét, đặt trên 1 bàn lớn, xong được áp vữa – bê tông vào để đổ thành khuôn, sau đó dùng những khuôn này để tạo nên những chi tiết, hoa văn trên công trình.
Đỉnh cao nghệ thuật thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái ṿm, tường, các hàng cột và cầu thang, như tượng đầu vị thánh bốn mặt Maraprum là tiền thân của Brahma - vị thần sáng tạo ra thế giới, nữ thần Kayno nửa người nửa chim, chim thần Marakrit.
Trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và quái vật. Theo triết lư của người Khmer, đó là những thử thách đối với phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Trên mái ṿm và cầu thang đều chạm trổ họa tiết có thần rắn Naga, v́ họ quan niệm rằng tấm ḷng từ bi hỷ xả của Đức Phật đă thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.
Tượng chằn Year hung dữ, mặc áo giáp, đứng bảo vệ ngôi chùa. Tượng chằn h́nh dáng to lớn, mặt dữ tợn, miệng há rộng, răng nanh to nhọn, tay cầm chày, vốn là biểu tượng cái ác, xấu, gây thương đau cho mọi người. Nhưng tượng chằn đặt trong chùa lại là biểu tượng cái thiện v́ người Khmer tin rằng loài vật này được Đức Phật thu phục để phục vụ cho chánh điện, bảo vệ sự b́nh yên cho dân lành.
Những vị thần được bố trí khắp các lối đi, chánh điện như quan niệm của người Khơ me: chính những vị thần này sẽ che chở và bảo vệ họ.
Một buổi lễ của người theo đạo Phật giáo Khơ me. Về với đồng bào Khơ me Nam Bộ trong dịp tết cổ truyền Chôl – Chnăm – Thmây hay trong các lễ hội, nghĩa là: đi trong hương hoa, nghe lời cầu kinh, niệm Phật râm ran. Tiếng trống sa-dăm ḥa tiếng hát lâm thôn bay xa. Từ người già đến trẻ đều xênh xang áo mới. Các cô gái mặc xà rông sặc sỡ, tay bưng mâm có tấm lụa vàng phủ các lễ vật cúng Phật. Các chàng trai mang đạo cụ phục vụ lễ hội vừa đi vừa múa trống sa dăm rộn ră cả vùng quê.
Trải qua tiến tŕnh lịch sử, ngôi chùa có một vị thế rất vững chắc trong đời sống xă hội và tâm thức của người Khơ me Nam Bộ. Chùa chính là nơi diễn ra các lễ hội lớn trong năm như: Tết cổ truyền Chôl – chnăm – thmây, lễ Đôn ta, lễ hội Ook – Oom – Bok, cũng là nơi tập trung bà con Khơ me đến học chữ Paly, học giáo lư, học nghề… Người Khơ me theo đạo Phật (Phái tiểu thừa) nên mọi nghi thức lễ hội, đón mừng năm mới đều diễn ra ở các ngôi chùa cổ kính.
theo PLXH