Mỹ cấm bay toàn bộ máy bay chiến đấu tinh vi nhất, băo lớn hoành hành ở Philippines, đánh bom kinh hoàng ở Afghanistan là những tin nổi bật trên thế giới trong ngày qua.
Thời sự 24h qua
TQ giận Mỹ v́ ủng hộ VN, Philippines về Biển Đông
Trước thềm cuộc hội đàm Trung Mỹ ở Honolulu, Hawaii về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông hôm 25/6, Bắc Kinh tỏ ra tức giận v́ Washington ủng hộ các nước Đông Nam Á.
Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Cui Tiankai cảnh báo việc Mỹ ủng hộ đối tác ở Đông Nam Á "chỉ làm mọi việc thêm phức tạp".
"Tôi tin rằng một số nước đang nghịch lửa. Và tôi hy vọng rằng Mỹ không bị bỏng v́ ngọn lửa đó", báo Wall Street Journal trích lời ông Cui nói. Nhà ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Mỹ nên giới hạn ḿnh để kêu gọi "sự kiềm chế hơn nữa và những hành vi có trách nhiệm từ các nước đang thường xuyên có hành động khiêu khích".
Dù Mỹ và Trung Quốc thường xuyên hội đàm nhưng cuộc họp hôm 25/6 tại Hawaii là cuộc họp đầu tiên tập trung đặc biệt vào vùng châu Á Thái B́nh Dương.
90.000 người chạy băo ở Philippines
Gần 90.000 người đă buộc phải rời bỏ nhà cửa tại Philippines do băo nhiệt đới Meari gây lụt lội nặng, 15 người khác mất tích, cơ quan dân pḥng nước này cho biết hôm 25/6. Trước đó, nhiều trường học phải đóng cửa và ít nhất 26 chuyến bay bị huỷ do thời tiết xấu, hội đồng giảm nhẹ nguy cơ thảm hoạ cho biết.
Băo Meari đă mạnh dần và sức gió lên tới 135km/h và được dự báo sẽ tiếp tục di chuyển về phía bắc với vận tốc 24km/h.
Tại Marikina, khu ngoại ô trũng của Manila, 25.000 người hiện phải trú ẩn tại các trung tâm sơ tán sau khi nước lên tới mức nguy hiểm. Giới chức cho biết, hiện c̣n quá sớm để nói khi nào người dân có thể về nhà.
Đánh bom kinh hoàng ở Afghanistan
Một chiếc xe thể thao chứa đầy chất nổ đă nổ tung bên ngoài một pḥng khám ở đông Afghanistan hôm 25/6 làm ít nhất 60 người chết và san bằng cơ sở y tế này, giới chức Afghanistan cho biết.
Vụ nổ lớn xảy ra ở quận Azra, tỉnh Logar, cách Kabul 40km về phía đông, cũng làm ít nhất 120 người bị thương, bộ Y tế nước này cho biết.
Tiến sĩ Mohammad Zaref Nayebkhail, giám đốc y tế tỉnh Logar cho hay, "bảo vệ pḥng khám đă ngăn kẻ đánh bom lái xe vào khuôn viên pḥng khám. Tuy nhiên, tên này không dừng lại mà c̣n tiến vào phía trong và đi tới toà nhà chính của cơ sở y tế sau đó, chiếc xe mới phát nổ".
Taliban từ chối nhận trách nhiệm về vụ đánh bom.
Tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Nhật
Nhật đă lên tiếng phản đối sau khi Trung Quốc phái một tàu nghiên cứu biển đi kiểm tra nước ở ngoài khơi bờ biển bị sóng thần tấn công ở Nhật. Con tàu Trung Quốc được cho là đi kiểm tra phóng xạ mà không được sự đồng ư của Tokyo, giới chức Nhật tuyên bố.
Lực lượng tuần duyên Nhật cho biết, con tàu Trung Quốc bị phát hiện cách bờ biển phía đông bắc Nhật 330km, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang ṛ rỉ phóng xạ ra không khí, đất và biển.
Nhật cho rằng Trung Quốc nên xin phép nước này khi con tàu tiến vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của Nhật. "Chúng tôi không cho phép nghiên cứu khoa học mà không xin phép. Nhật đă ra cảnh báo tại hiện trường và liên lạc qua kênh ngoại giao", phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ Nhật là Yukio Edano nói.
Con tàu của Trung Quốc bị cho là xâm phạm đặc khu kinh tế của Nhật là tàu Nan Fen 1.537 tấn của Viện khoa học ngư nghiệp Trung Quốc.
Bắc Kinh và Tokyo thường bất đồng về vấn đề lănh hải từ nhiều năm qua và Nhật thường xuyên nêu lo lắng về việc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc pḥng và khẳng định năng lực hải quân.
Hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính
Các bữa tiệc đường phố đă nổ ra tại khu vực tập trung nhiều người đồng tính ở vùng lân cận Manhattan ngày 25/6, đám đông nhảy múa, ôm hôn lẫn nhau để chào mừng sự kiện hôn nhân đồng tính đă được hợp pháp hoá ở bang New York, Mỹ.
Thống đốc bang New York là Andrew Cuomo đă kư thành luật một dự thảo luật hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính sau khi thượng viện bang thông qua. Thời điểm thông qua luật trùng với khai mạc của tuần lễ diễu hành của người đồng tính hàng năm tại bang này.
EU cải cách chính sách kiểm soát biên giới nội khối
Các lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) đă thống nhất thiết lập một “cơ chế kiểm soát an toàn”, cho phép tái áp dụng việc kiểm soát biên giới giữa các quốc gia thành viên trong những trường hợp đặc biệt.
Quyết định trên có nguy cơ hạn chế một trong những thành tựu mang tính ḥa nhập nhất của liên minh, đó là không gian tự do đi lại Schengen.
Bản thông cáo của EU đưa ra sau khi hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) kết thúc, nêu rơ cơ chế này cho phép “tái áp dụng kiểm soát biên giới nội khối trong t́nh huống đặc biệt khi một quốc gia thành viên không c̣n khả năng thực thi các nghĩa vụ của ḿnh theo quy chế Schengen liên quan đến việc ngăn chặn làn sóng nhập cư trái phép của công dân từ một nước thứ ba gây ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia thành viên khác.”
Dự kiến quy định chi tiết về cơ chế kiểm soát biên giới nội khối này sẽ được công bố vào mùa thu tới.
Ảnh nổi bật
Danh hiệu con chó xấu nhất thế giới đă thuộc về Yoda, con chó có cái lưỡi thè lè, không lông chân, giống Chihuahua khi cuộc thi chó xấu diễn ra tại một hội chợ ở Bắc California.
Phát ngôn gây chú ư
"Có phải chúng ta vừa xâm lược Mỹ?", các binh sĩ Mexico thốt lên như vậy khi vượt qua biên giới Mỹ và nhận ra ḿnh đă đi lạc. Một đoàn xe gồm 3 xe tải quân sự chở đầy các binh sĩ có vũ trang của Mexico đă vượt qua biên giới và vào Mỹ. Tuy nhiên, những người lính này cho biết, họ bị lạc sau khi đi qua cầu số 2 ở Laredo, Texas.
Ngày này năm xưa
Kư thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc
Ngày 26/6/1945, tại thính pḥng nhà hát Herbst ở San Francisco, đại diện từ hơn 50 quốc gia đă kư thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc, thiết lập tổ chức thế giới như một biện pháp cứu "các thế hệ kế tiếp chiến tranh". Bản Hiến chương đă được phê chuẩn vào ngày 24/10 và Đại hội đồng LHQ họp lần đầu tiên tại London vào 10/1/1946.
Bất chấp sự thất bại của Liên đoàn các quốc gia trong việc phân xử các cuộc xung đột dẫn tới Thế chiến II, các nước đồng minh vào năm 1941 đă đề xuất thành lập một tổ chức quốc tế mới nhằm duy tŕ hoà b́nh thế giới sau chiến tranh. Ư tưởng về LHQ bắt đầu được đưa ra vào tháng 8/1941, khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchil kư Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó đề xuất một bộ nguyên tắc cho hợp tác quốc tế nhằm duy tŕ hoà b́nh và an ninh. Cuối năm, Roosevelt đưa ra "Liên Hợp Quốc" để mô tả các nước liên minh chống lại trục Đức, Ư và Nhật. Từ Liên Hợp Quốc được dùng chính thức lần đầu tiên vào 1/1/1942 khi đại diện 26 nước đồng minh nhóm họp ở Washington D.C.
- Hoài Linh (Theo Mail, History, AP, WSJ)