Sau thời gian dài lâm bệnh, cựu danh thủ bóng đá Trương Tấn Nghĩa đă qua đời lúc 10g ngày 25-2 tại tư gia ở chung cư Nguyễn Đ́nh Chiểu, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM.
|
Hai người con trai ông Nghĩa xem lại album của ba và ông nội - Ảnh: Tr.Dân |
|
Ông Nghĩa (trái) và cha Trương Tấn Bửu trong màu áo Thể Công - Ảnh tư liệu gia đ́nh |
Ông Trần Duy Long (nguyên HLV trưởng đội tuyển bóng đá VN) viết trong sổ tang: “Trong năm c̣n hàn huyên với anh về bóng đá. Vậy mà hôm nay đă phải xa một người anh luôn v́ bóng đá, luôn v́ đàn em...”. Ông Nguyễn Trọng Trúc, tổng thư kư Liên đoàn Bóng bàn TP.HCM, viết: “Đội tuyển VN sẽ măi măi không quên những bàn thắng làm nức ḷng mọi người của anh...”.
Trong khoảng năm 1955-1965, h́nh ảnh hai cha con ông Trương Tấn Bửu (qua đời năm 2001) - Trương Tấn Nghĩa cùng thi đấu trong màu áo Thể Công được xem là hiện tượng độc đáo trên sân cỏ.
Theo các vị tiền bối của Thể Công, hai cha con ông Bửu đă chơi cực kỳ ăn ư và góp công nhiều vào những thắng lợi của đội nhà. Ông Nghĩa thuộc làu những quả “chặt” của cha để luôn lao tới đúng lúc và bắt vôlê ghi bàn khiến người hâm mộ phải tấm tắc: “Đúng là hổ phụ sinh hổ tử”. Dù chơi khác vị trí của cha (trung phong so với trung vệ) nhưng ông Nghĩa giống cha một cách kỳ lạ về quả đánh đầu theo cách bật cao dùng trán mổ bóng.
Trận đấu được xem là “để đời” của ông là trận đá trên sân CLB Bresob rất mạnh (có đến năm tuyển thủ quốc gia Tiệp Khắc năm 1964). Lần đó ông Nghĩa đă làm được điều thần kỳ. Khi được tung vào sân ở phút 85, ông Nghĩa đă lập luôn hattrick để thắng ngược đối thủ 3-1. Đáng nói là trước trận đấu, khi đội tuyển VN tặng kỷ niệm chương th́ đối thủ đă tự cao: “Để thắng 7-0 rồi nhận luôn”.
Lúc sinh thời, ông Ngô Xuân Quưnh - cựu danh thủ cùng thời với ông Nghĩa - đă nhận xét về đồng đội của ḿnh trong hồi kư: “Ngoài khả năng ghi bàn bẩm sinh, Nghĩa cũng là một nhân cách đẹp trên sân cỏ. Chơi vị trí tiền đạo, bị đá đau th́ có, c̣n chủ động đá đau người khác th́ không bao giờ.
Không ít lần đối mặt với thủ môn, thấy nguy hiểm cho bạn, Nghĩa đều nhảy tránh. Năm 1958, trong một trận đấu tại Đức, sân trơn, thủ môn nhào ra phá bóng. Nghĩa đang chạy tốc độ cao thuận đà xông tới. Mọi người nín thở. Nhưng Nghĩa đă gh́m đà, co chân nhảy qua người thủ môn. Khán giả đồng loạt đứng dậy vỗ tay”.
Ông Nghĩa sinh năm 1935 tại huyện Cần Giuộc, Long An. Sau đó, ông cùng cha là cố danh thủ Trương Tấn Bửu tập kết ra Bắc và là một trong những trụ cột của đội Thể Công trong những năm đầu đội thành lập. Sau ngày đất
nước thống nhất, ông trở lại TP.HCM và được phân công làm chủ nhiệm sân vận động Hoa Lư cho đến khi nghỉ hưu. Ông cũng là người vinh dự được gặp Bác Hồ đến ba lần. Theo nguyện vọng, linh cữu của ông được đưa về an táng tại quê nhà Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Anh Trương Quốc Nam (con trai ông Nghĩa) tâm sự: “Những ngày gần đây, chắc biết không thể kéo dài cuộc sống nên ba tôi nhờ con cháu sưu tập h́nh ảnh của gia đ́nh. Trong đó đặc biệt là ảnh thời cầu thủ của ba và ông nội thành một cuốn album. Chỉ tiếc là việc làm này chưa kịp hoàn tất, ba tôi đă ra đi...”.
TRUNG DÂN, tuoitre.vn