Đây là nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sống thọ nhiều hơn mọi người vẫn nghĩ.
Ít cảm giác thèm ăn có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
"Nghe nói người già ăn nhiều th́ không tốt, nhưng dạo này tôi ăn c̣n ít hơn cả mèo, liệu có vấn đề ǵ không, bác sĩ?" – Câu hỏi đầy lo lắng của bà Khổng, một cụ bà Trung Quốc lớn tuổi, đă khiến bác sĩ Trịnh tại pḥng khám địa phương chú ư.
Bác sĩ Trịnh, với nụ cười hiền hậu, trấn an bà: "Ăn uống không phải cứ ít hay nhiều là tốt, mà phải phù hợp mới đúng."
Gần đây, nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng việc người cao tuổi có ít cảm giác thèm ăn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí giảm tuổi thọ.
"Cơ thể cần năng lượng để hoạt động. Nếu không cảm thấy thèm ăn hoặc ăn quá ít, các cơ quan không đủ năng lượng để làm việc hiệu quả, dẫn đến suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh," ông giải thích.
Các nhà khoa học của Đại học Monash, Australia đă phát hiện, cảm giác thèm ăn của người cao tuổi là một trong những tiêu chí cơ bản để dự đoán nguy cơ tử vong và t́nh trạng sức khỏe của họ. Sau khi thu thập dữ liệu về hơn 1.800 người từ 65 tuổi trở lên, nhóm nghiên cứu phát hiện những người già không có cảm giác thèm ăn sẽ dễ mắc bệnh liên quan tới thiếu chất dinh dưỡng và khó kéo dài tuổi thọ.
Cảm giác thèm ăn của người cao tuổi là một trong những tiêu chí cơ bản để dự đoán nguy cơ tử vong và t́nh trạng sức khỏe của họ.
Bà Khổng lo lắng hỏi lại: "Nhưng tôi nghĩ già rồi, ăn nhiều không tiêu hóa được. Vậy làm sao mới đúng?"
Bác sĩ Trịnh đồng t́nh rằng khả năng tiêu hóa của người già kém hơn người trẻ, nhưng cũng nhấn mạnh việc ăn uống quá kiêng khem có thể gây thiếu chất dinh dưỡng. Ông so sánh: "Giống như cây cối, nếu tưới quá ít nước, cây sẽ héo úa. Con người cũng vậy, thiếu chất sẽ làm cơ thể suy yếu."
Nguyên tắc ăn uống đúng cách cho người cao tuổi: Vừa đủ và cân đối dinh dưỡng
Bác sĩ chia sẻ, ăn uống đúng cách không chỉ là về số lượng mà c̣n phải chú trọng đến chất lượng. "Dinh dưỡng cho người cao tuổi cần đầy đủ các nhóm thực phẩm: thịt, cá, trứng, sữa, rau củ và trái cây. Protein từ thịt và trứng giúp cơ bắp khỏe, sữa bổ sung canxi cho xương, c̣n vitamin từ rau củ quả th́ giúp cơ thể hoạt động ổn định," bác sĩ khuyên.
Nghe vậy, bà Khổng băn khoăn: "Tôi thường ăn cháo trắng với dưa muối, thấy dễ ăn nhưng chắc là không đủ dinh dưỡng phải không bác sĩ?"
Bác sĩ gật đầu và nói thêm: "Đúng vậy, ăn cháo với dưa muối tuy nhẹ nhàng nhưng không đủ chất. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe."
Nhiều người cao tuổi chỉ ăn cơm hay cháo trắng với dưa muối, nhưng cách ăn uống này thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Một nguyên tắc quan trọng khác là ăn vừa đủ. Theo bác sĩ, người già nên ăn no khoảng 70-80%, tức là không quá no cũng không quá đói. Ăn vừa đủ giúp tiêu hóa tốt, tránh cảm giác nặng bụng mà vẫn đảm bảo năng lượng cần thiết.
Nếu ăn quá no, gánh nặng cho dạ dày sẽ rất nghiêm trọng, lâu ngày sẽ dẫn đến một số bệnh về dạ dày, đường ruột. Ngoài ra, ăn no vừa phải như vậy rất có ích cho việc kéo dài tuổi thọ và kiểm soát lượng đường trong máu, một số người muốn giảm cân cũng nên ăn theo cách này, chỉ vừa phải, không no căng.
Ngoài việc ăn uống, bác sĩ cũng nhắc nhở về tầm quan trọng của việc uống nước. Nhiều người già ngại uống nước v́ sợ phải đi vệ sinh nhiều, nhưng điều này vô t́nh gây hại cho cơ thể.
"Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ thiếu hụt, làm giảm chức năng trao đổi chất. Người cao tuổi nên uống khoảng 1.000-1.500 ml nước mỗi ngày," bác sĩ nhấn mạnh.
Cuối buổi tṛ chuyện, bác sĩ Trịnh nhắc nhở rằng, quan trọng nhất là ăn uống vui vẻ, thoải mái. "Thay đổi cách chế biến món ăn để đa dạng hơn, tạo cảm giác ngon miệng, điều này cũng góp phần nâng cao sức khỏe."
Có thể thấy, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không chỉ nằm ở việc ăn uống đúng cách mà c̣n ở thái độ tích cực với cuộc sống. Bài học từ bác sĩ Trịnh đă giúp bà Khổng cũng như bao người trung niên khác nhận ra rằng ăn uống đúng mực, đầy đủ dinh dưỡng và luôn vui vẻ là bí quyết quan trọng nhất để sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
VietBFsưu tập